Bài Thuốc Bổ Tốt Từ Sữa Ong Chúa
- Họ và tên: ytamduong (ytamduong404)
- Ngày đăng: 13:42, 06-09-2016
- Lượt xem: 769
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Ngoài mật ong ra thì sữa ong chúa là vị thuốc ngâm rượu bổ quý hiếm dành cho việc sinh sản, bài thuốc dưới đây sẽ nói rõ hơn về công dụng của sữa ong chúa trong việc điều trị bệnh và tẩm bổ sức khỏe.
Mật ong thường và sữa ong chúa rất khác nhau. Mật ong thường không có các axit vô cơ, dextrin hay tinh bột chỉ có một số đường, axit hữu cơ và các men tiêu hóa. Trong sữa ong chúa, tỷ lệ đường ít hơn, có nhiều chất mỡ, chất đạm và các vitamin hơn mật ong thường.
Xưa nay nói đến sữa ong chúa, người ta thường nghĩ đến khả năng cải thiện tình dục và chữa chứng bất lực ở nam giới, cải thiện sự cương cứng và phóng tinh; gia tăng số lượng và chất lượng tinh trùng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sữa ong chúa còn có rất nhiều tác dụng khác: Chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ; nâng cao năng lực tư duy và trí nhớ; tăng cường sức co bóp của cơ tim; thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục của cơ thể; hạ huyết áp và phòng chống tích cực vữa xơ động mạch; cải thiện công năng tạo máu của tủy xương; thúc đẩy sự phục hồi chức năng của các cơ quan như gan, thận, thần kinh, đây thật sự là một bài thuốc bổ quý hiếm.
Sữa ong chúa tăng cường khả năng sinh dục và sinh sản, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Nếu dùng liều cao, nó sẽ có tác dụng an thần, phòng chống mất ngủ.
Rượu sữa ong chúa
Sữa ong chúa không uống riêng do vậy thường có cách ngâm rượu trắng tạo thành rượu sữa ong chúa vô cùng bổ dưỡng. Khi dùng thường theo cách phối hợp 1% sữa ong chúa với mật ong hoặc có thể thêm rượu trắng. Trẻ dưới 5 tuổi uống 5 mg/ngày; 5-10 tuổi uống 10 mg/ngày; trên 10 tuổi: 20 mg/ngày, chia làm hai lần sáng và chiều. Thời gian tác dụng sau uống 4 tuần, liệu trình uống một đợt có thể kéo dài 6-10 tuần.
Bảo quản: Trong tủ lạnh (ngăn đá) có thể dùng một năm. Trộn sữa ong chúa với mật ong theo tỷ lệ 5 phần sữa ong chúa và 95 phần mật ong.
Cách dùng: Có thể uống, nhỏ giọt dưới lưỡi, bôi bên ngoài, thậm chí tiêm bắp. Thông dụng nhất là uống, tùy theo mục đích sử dụng mà liều lượng uống có khác nhau.