Có nên ứng dụng nhà khung thép cho nhà ở?
- Họ và tên: dai viet seo (daivietseo1)
- Ngày đăng: 16:34, 23-08-2021
- Lượt xem: 306
- Liên hệ người bán
Có nên ứng dụng nhà khung thép cho nhà ở?
Nhà khung thép hiện nay được ứng dụng rộng rãi cho công trình công nghiệp và dân dụng. Nhà khung thép mang đến vẻ ngoài thanh thoát, phù hợp với phong cách thiết kế hiện đại. Cùng tìm hiểu ưu, nhược điểm của nhà khung thép và giải...
dai viet seo
5 star
Nội dung chi tiết
Nhà khung thép hiện nay được ứng dụng rộng rãi cho công trình công nghiệp và dân dụng. Nhà khung thép mang đến vẻ ngoài thanh thoát, phù hợp với phong cách thiết kế hiện đại. Cùng tìm hiểu ưu, nhược điểm của nhà khung thép và giải đáp thắc mắc có nên xây nhà khung thép để ở hay không?
1. Nhà khung thép là gì?
Nhà khung thép (nhà thép tiền chế) là tên gọi của những công trình được lắp ghép, dựng lên bằng các cấu kiện thép được thiết kế và chế tạo sẵn. Kết cấu của nhà khung thép được sản xuất theo bản vẽ kỹ thuật chi tiết.
Tất cả các kết cấu thép được sản xuất trước đó. Vì vậy, việc lắp ghép, xây dựng nhà thép tiền chế thường khá thuận tiện và nhanh chóng.
Ứng dụng của nhà khung thép
Hiện nay, nhà thép tiền chế được ứng dụng khá rộng rãi. Không chỉ dành riêng cho các công trình công nghiệp như nhà máy, xưởng sản xuất, nhà kho…
Nhà khung thép dân dụng với thiết kế đa dạng như nhà trệt 1 tầng, nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng…
Nhà thép tiền chế được ứng dụng cho công trình theo phong cách hiện đại
Vật liệu làm nhà khung thép
Với tên gọi là nhà khung thép thì tất nhiên vật liệu chủ yếu là thép. Ngoài ra, vật liệu làm nhà khung thép thường gồm có:
- Sàn bê tông nhẹ: gạch bê tông, cát, sỏi, xi măng…
- Xi măng nhẹ cemboard.
- Gạch và cốt liệu: gạch nung hoặc gạch không nung.
2. Ưu, nhược điểm của nhà khung thép
Để quyết định nhà khung thép có phải là lựa chọn phù hợp, hãy xem xét các ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm nhà thép tiền chế
- Tiết kiệm chi phí: Nhà khung thép tiết kiệm được chi phí vật liệu. Hơn nữa, cấu tạo đơn giản, thi công nhanh chóng. Vì vậy, tối ưu được thời gian thi công, tiết kiệm phí nhân công. Ngoài ra, các cấu kiện khá gọn nhẹ nên chi phí vận chuyển cũng không cao.
- Thời gian thi công nhanh: Kết cấu khung thép đã được thiết kế tính toán và sản xuất từ trước. Việc thi công một số công đoạn có thể tiến hành song song. Thời gian thi công nhà thép tiền chế thường chỉ bằng 1/3 so với cách thi công truyền thống.
- Độ tin cậy và an toàn cao: Nhà khung thép có bền không? Khả năng chịu lực và độ đàn hồi của thép cao. Vì vậy, nhà khung thép đảm bảo độ bền và an toàn.
Nhà khung thép được lắp ráp từ các cấu kiện nên khá linh hoạt khi thi công
- Linh hoạt và tiện lợi: Việc xây dựng nhà khung thép chủ yếu là lắp ráp các cấu kiện sẵn có. Vì vậy, dù là lắp đặt hay tháo dỡ đều có thể thực hiện linh hoạt, tiện lợi. Dễ dàng khi tháo dỡ, thanh lý.
- Kết cấu gọn, nhẹ: Nhà khung thép có kết cấu gọn nhẹ, giảm tải trọng và mang đến không gian nhẹ nhàng, tối giản. Ngoài ra trọng lượng nhẹ giúp dễ dàng vận chuyển. Phù hợp cho xây dựng nhà ở trong các ngõ hẻm hoặc các vùng đất yếu.
- Khả năng chống thấm, chống ẩm mốc cao: Thiết kế hệ thống mái mối đứng và diềm mái giúp nhà khung thép thoát nước tốt. Tránh được hiện tượng thấm nước và ẩm mốc.
- Thỏa sức với nhiều kiểu dáng thiết kế: Nhà bê tông cốt thép giới hạn kiểu dáng do liên quan đến yếu tố chịu lực. Nhà khung thép khắc phục được vấn đề này. Vì vậy, chủ sở hữu có thể ứng dụng nhiều ý tưởng độc đáo cho căn nhà của mình.
Nhược điểm của nhà khung thép
- Dễ bị ăn mòn ở môi trường khí hậu Việt Nam: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thể gây hiện tượng thép bị gỉ, bào mòn, phá hoại công trình.
- Khả năng chịu lửa kém: Sức nóng khoảng 500-600 độ C làm biến dạng thép, dẫn đến nguy cơ sụp đổ.
- Độ bền tương đối: Nếu so với nhà bê tông cốt thép thì nhà thép tiền chế có độ bền, độ vững chãi kém hơn.
- Chi phí bảo dưỡng tương đối cao: Để tăng khả năng chịu lửa hay chống gỉ sét thì chi phí bảo dưỡng khá cao.
Đặc điểm khí hậu khiến nhà khung thép mang nhược điểm lớn về độ bền
Vì vậy, ngoài công trình công nghiệp thì nhà khung thép chỉ nên ứng dụng cho một số loại công trình dân dụng. Chẳng hạn như nhà cấp 4, căn hộ nghỉ dưỡng độc lập, homestay với thiết kế hiện đại…
3. Kết cấu nhà khung thép
Nhà thép tiền chế gồm có các cấu kiện sau:
Móng nhà khung thép
Điểm tương đồng của nhà thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép là phần móng. Móng nhà khung thép cũng được làm bằng bê tông cốt thép, với các phần:
- Bản móng (đài móng): Hình chữ nhật có độ dốc vừa phải, thường gắn thêm gờ để tăng độ vững chắc.
- Giằng móng (đà kiềng): Là đà liên kết ngang giữa các móng. Chức năng chính: đỡ tường ngăn và chống lún lệch giữa các móng.
- Chiều cao cổ móng: Có vai trò là đảm bảo độ sâu khi chôn móng xuống dưới đất. Chiều cao cổ móng phải thỏa mãn yêu cầu về hệ thống cấp thoát nước và hầm hố ga…
Tùy thuộc vào địa chất, mặt bằng mà chọn móng đơn, móng băng, móng cọc hoặc móng bè.
- Móng băng: gồm có móng băng 1 phương, móng băng 2 phương.
- Móng đơn: gồm có móng độc lập, đế cột, móng cột và móng trụ.
- Móng cọc: gồm có móng cọc đài thấp, móng mọc đài cao.
- Móng bè: gồm có móng bè dạng hộp, móng bè phẳng, móng bè có gân và móng bè nấm.
Trong đó, 2 loại móng băng và móng đơn là được sử dụng phổ biến cho nhà thép tiền chế.
Thi công móng nhà khung thép cần phù hợp với địa hình, mặt bằng
Bu long móng
Bu lông móng có vai trò liên kết hệ móng bê tông cốt thép và cột thép hình. Bu long có đường kính M22 được sử dụng phổ biến. Đặt bu lông móng đòi hỏi độ chính xác cao để đảm bảo cột và dầm được lắp đặt dễ dàng.
Khung nhà tiền chế
Tùy thuộc vào thiết kế nhà ở dân dụng hay công nghiệp mà lựa chọn loại khung nhà phù hợp. Chẳng hạn khung nhà kiểu một nhịp, nhiều nhịp hoặc nhiều mái dốc.
Cột, dầm
Cột thường cấu tạo từ thép hình chữ H hoặc cột tròn. Ngoài ra, ở một số công trình hiện nay sử dụng cột bê tông cốt thép. Mục đích là tăng độ bền, độ vững chắc và khả năng chống cháy.
Dầm có các loại như dầm chữ I, H hoặc hộp…
Thi công cột dầm đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề cao. Đồng thời trong quá trình thi công phải đảm bảo các yếu tố về an toàn lao động. Cụ thể là những phụ kiện kèm theo như gá thang leo, neo dây an toàn, lưới an toàn…
Sàn nhà khung thép
Hiện nay, thi công sàn nhà khung thép có rất nhiều sự lựa chọn. Phổ biến là 3 loại sàn sau đây:
- Sàn bê tông truyền thống: Sử dụng coppha lót, rải sắt sàn, lắp đặt đinh hàn mặt dầm rồi tiến hành đổ bê tông. Độ dày tiêu chuẩn thường là 12cm. Ưu điểm sàn bê tông truyền thống là đặc, chắc, đầm chân. Tuy nhiên thời gian thi công lâu, mất công ghép và dỡ coppha.
- Sàn Deck: Thực chất là sử dụng tấm deck thay cho coppha trong quá trình thi công. Sàn deck thường có độ dày 8-10 cm. Sàn deck ứng dụng phổ biến cho nhà khung thép dân dụng và công nghiệp. Với ưu điểm nổi bật là đặc, chắc, đầm chân và có thể thi công 1 lần cho 5-10 sàn. Giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian thi công. Hơn nữa, giá thành cũng rẻ hơn loại sàn truyền thống.
- Sàn cemboard: Sàn cemboard được yêu thích với các ưu điểm nhẹ, thi công nhanh chóng, khả năng chịu lực tốt. Tuy nhiên, do độ mỏng chỉ 2cm nên sàn thường gây tiếng ồn và có độ rung. Giải pháp khắc phục là sử dụng vật liệu Foam pu cách âm, cách nhiệt cho sàn. Nhờ đó sàn Cemboard trở nên đặc, chắc, đầm chân hơn và cải thiện được độ ồn.
CÒN TIẾP ......
Đọc tiếp tại : https://batdongsan.com.vn/xay-dung-kien-truc/co-nen-ung-dung-nha-khung-thep-cho-nha-o-ar107343