Thông tin tổng quan về thành phố Thủ Đức của Thành phố Hồ Chí Minh
- Họ và tên: dai viet seo (daivietseo1)
- Ngày đăng: 14:44, 09-09-2021
- Lượt xem: 373
- Liên hệ người bán
Thông tin tổng quan về thành phố Thủ Đức của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh được sát nhập từ 3 quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9, có quyết định thành lập vào cuối năm 2020, được nhiều đại biểu Quốc hội đặt kỳ vọng trở thành trung tâm kinh tế mũi nhọn,...
dai viet seo
5 star
Nội dung chi tiết
Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh được sát nhập từ 3 quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9, có quyết định thành lập vào cuối năm 2020, được nhiều đại biểu Quốc hội đặt kỳ vọng trở thành trung tâm kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển chung của vùng Đông Nam Bộ. Đây là một trong những sự kiện đặc biệt và được xem là cột mốc phát triển quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh.
1. Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh chính thức được thành lập vào cuối năm 2020
Sáng ngày 31/12/2020 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định thành lập TP Thủ Đức trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm được tổ chức tại trụ sở UBND quận 2 - Điểm cầu chính. Ngoài ra, tại quận 9 và quận Thủ Đức cũng được truyền hình trực tiếp để đưa thông tin đến người dân trên toàn địa bàn.
Buổi lễ công bố nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh
Tại buổi lễ có nguyên thường trực Ban Bí Thư Lê Hồng Anh, nguyên Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy HCM Nguyên Văn Nên cùng nhiều lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Ngoài ra còn có sự theo dõi, lãnh đạo của Đảng Bộ và khoảng hơn 400 đại biểu khác.
Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thành phố Thủ Đức được Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao cho lãnh đạo TP.HCM. Chiều ngày 9/12, nghị quyết đã được thông qua với tỷ lệ đồng ý là 100% và bắt đầu được thi hành vào ngày 01/01/2021.
Những ý kiến được đại biểu đưa ra về việc thành lập và sự kỳ vọng vào TP Thủ Đức
Tại phiên họp được diễn ra vào chiều ngày 9/12/2020, Bộ trường Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã nêu lên ý kiến về sự cần thiết của thành phố Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, ông đưa ra quan điểm rằng Thủ Đức là khu vực có vị trí kinh tế quan trọng khu vực phía Nam nước ta. Đây là nơi có đầu mỗi giao thông quan trọng, thông huyết mạch giữa trung tâm TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận.
100% ý kiến đồng ý thành lập TP Thủ Đức tại phiên họp diễn ra ngày 9/12/2020
Trong buổi thảo luận, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội đã nêu rõ, không thể coi đây là đơn vị tương đương cấp huyện. Với ông, thành phố Thủ Đức sẽ là một trong những đơn vị hành chính động lực, thúc đẩy cho sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh.
Tại buổi lễ trao quyết định thành lập ngày 31/12, Phó chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần phải phát huy tính tự chủ, sáng tạo và thế mạnh của thành phố để thu hút nguồn đầu tư, đưa TP. Thủ Đức thành hạt nhân cực tăng trưởng. Đặc biệt, ông nhấn mạnh phát triển thành phố Thủ Đức trở thành vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Không chỉ có vậy, theo ông Lưu, Thủ Đức cần phải đảm bảo các phúc lợi xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân trên địa bàn. Ông cho rằng, nên tập trung phát triển khoa học, công nghệ cao và hoàn thiện bộ máy chính quyền, sắp xếp công việc với các cán bộ bị dôi dư.
Phát biểu ở buổi lễ, Trường đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh, TP. Thủ Đức sẽ vừa là không gian sống xanh, văn hóa dân tộc và quốc tết, vừa là không gian sáng tạo và sản xuất các dịch vụ 4.0. Ông cũng chỉ rõ phải xây dựng Thủ Đức trở thành một trung tâm trí tuệ nhân tạo lớn không chỉ khu vực phía Nam mà của Việt Nam và quốc tế.
Ông Uông Chu Lưu trao nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
2. Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh có mấy quận?
Diện tích, dân số và thành phố Thủ Đức gồm những quận nào là các vấn đề được không ít người nhắc đến. Theo Nghị quyết đã đưa ra, thành phố Thủ Đức được sáp nhập từ quận 2, 9, Thủ Đức bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số. Cùng với đó, toàn thành phố có diện tích là 211.56 km2, dân số hơn 1.1 triệu người.
Sau khi được thành lập, trên bản đồ Thủ Đức sẽ có vị trí tiếp giáp như sau:
Phía Đông tiếp giáp với TP. Biên Hòa và huyện Long Thành (Đồng Nai), ranh giới là sông Đồng Nai.
Phía Tây tiếp giáp quận 12, Bình Thạnh, quận 1, quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn.
Phía Nam tiếp giáp huyện Nhơn Trạch qua ranh giới sông Đồng Nai và quận 7 quan sông Sài Gòn.
Phía Bắc giáp với TP. Thuận An cà Dĩ An (Bình Dương).
Sáng ngày 22/01, ông Hoàng Tùng được bầu làm chủ tịch UBND TP Thủ Đức. Hội đồng Nhân dân thành phố Thủ Đức cũng bầu ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng (Phó chủ tịch UBND quận 2), ông Nguyễn Kỳ Phùng (Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ), ông Nguyễn Hữu Anh Tứ (Phó chủ tịch UBND quận Thủ Đức) giữ chức Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức.
Định hướng xây dựng thành phố Thủ Đức trở thành trung tâm hạt nhân thúc đấy phát triển TP. Hồ Chí Minh
3. Những điểm mạnh của Thủ Đức thành Phố Hồ Chí Minh
Với những trụ sở sẵn có như khu công nghệ cao quận 9, Đại học Quốc gia TPHCM, khu dô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức có khả năng đóng góp đến 1/3 ngân sách cho nên kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Phát huy và tận dụng những lợi thế riêng của từng quận sát nhập, TP. Thủ Đức sẽ là động lực mới cho sự phát triển chung toàn khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Những điểm mạnh là lợi thế vượt trội của thành phố cần phải phát huy trong thời gian tới bao gồm:
Vị trí địa lý, giao thông thuận lợi
Dựa trên bản đồ Thủ Đức có thể thấy, đây là khu vực trung tâm miền Đông Nam Bộ, Việt Nam với cơ sở hạ tầng được đầu tư, xây dựng và phát triển một cách đồng bộ. Đây chính là điểm mấu chốt để kết nối các đầu mỗi giao thông quan trọng để tăng cường quá trình hợp tác những vùng lân cận.
Không chỉ vậy, vị trí của TP. Thủ Đức còn rất thuận lợi đối với sự phát triển của các ngành kinh tế hậu cần. Chiính vì vậy mà nơi đây còn có khả năng điều pồi và đa dạng hóa phương thức vận chuyển hàng.
Các tuyến giao thông chủ chốt quyết định đến hoạt động kinh tế, thương mại,... của toàn khu vực Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh gồm:
Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang được đầu tư xây dựng và dự kiến hoạt động vào cuối năm 2021.
Đường vành đai 3 Mỹ Phướng - Tân Vạn - Nhơn Trạch đã được thi công một số đoạn và bàn giao mặt bằng.
Các tuyến cao tốc gồm TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, QL1A, QL1K, xạ lộ Hà Nội, đường vành đai 2,... được mở rộng.
Phát triển các tuyến đường thủy trên sông Đồng Nai, sông Sài Gòn.
CÒN TIẾP ....
Đọc tiếp tại : https://batdongsan.com.vn/thong-tin-quy-hoach/thanh-pho-thu-duc-thanh-pho-ho-chi-minh-ar106166