Vay mua nhà trả góp 10 năm làm thế nào để tránh rủi ro?
- Họ và tên: dai viet seo (daivietseo1)
- Ngày đăng: 16:13, 17-08-2021
- Lượt xem: 290
- Liên hệ người bán
Vay mua nhà trả góp 10 năm làm thế nào để tránh rủi ro?
1. Lợi ích khi vay mua nhà trả góp 10 nămChọn hình thức vay mua nhà trả góp 10 năm sẽ mang đến cho người mua một số lợi ích thiết thực như:- Giúp bạn sớm sở hữu căn nhà mơ ước khi mới tích lũy được khoảng 20-50% giá trị bất...
dai viet seo
5 star
Nội dung chi tiết
1. Lợi ích khi vay mua nhà trả góp 10 năm
Chọn hình thức vay mua nhà trả góp 10 năm sẽ mang đến cho người mua một số lợi ích thiết thực như:
- Giúp bạn sớm sở hữu căn nhà mơ ước khi mới tích lũy được khoảng 20-50% giá trị bất động sản đó.
- Thời hạn vay dài vừa đủ giúp bạn chia nhỏ khoản vay, giảm bớt áp lực vay nợ hàng tháng. Bạn cũng có thể linh hoạt chọn hình thức thanh toán phù hợp như thanh toán theo tháng hoặc theo quý.
- Hiện nay rất nhiều ngân hàng dành cho khách hàng các gói vay mua nhà ưu đãi. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng có thể khiến lãi suất vay mua nhà giảm, giúp bạn hưởng lợi.
- Có thể thế chấp chính ngôi nhà muốn mua. Điều này tạo điều kiện cho nhiều người tiếp cận đến gói vay hơn. Ngoài ra, khi ngôi nhà làm tài sản thế chấp thì ngân hàng sẽ thay bạn thẩm định lại giá trị bất động sản. Đảm bảo giá trị căn nhà là hợp lý cũng như các yếu tố về pháp lý.
Vay mua nhà trả góp 10 năm giúp người mua sớm sở hữu căn nhà mơ ước
Chính vì những ưu điểm như trên mà hiện nay nhiều người trẻ hoặc gia đình muốn có không gian sống riêng tìm đến các gói vay mua nhà. Tuy nhiên, vay mua nhà trả góp cũng tồn tại một số rủi ro.
2. Rủi ro khi vay mua nhà trả góp 10 năm
Quyết định vay mua nhà trả góp có thể tiềm ẩn những rủi ro khiến người vay sa lầy vào những khoản nợ không thể trả. Trong đó phổ biến là rủi ro về lãi suất thả nổi, "bẫy" tài chính và các vấn đề về pháp lý. Cụ thể:
Lãi suất thả nổi
Nhiều người có tâm lý nhìn vào lãi suất cho vay ban đầu mà không tìm hiểu kỹ chính sách cho vay của các ngân hàng. Đây được cho là rủi ro lớn nhất mà người mua gặp phải khi mua nhà trả góp.
Thông thường, ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất giai đoạn đầu tiên rất hấp dẫn để thu hút khách hàng. Nhưng sau khi hết thời hạn 12-24 tháng đầu tiên, lãi suất sẽ được “thả nổi”, nghĩa là lãi suất dao động theo biên độ và chính sách của mỗi ngân hàng. Thường là cộng tới 3-4% so với mức lãi suất ưu đãi.
Thậm chí có những ngân hàng cho vay lãi suất 0% trong 2-3 năm đầu, tưởng chừng như rất “hời”. Nhưng sau khi kết thúc thời hạn hỗ trợ, lãi suất có thể tăng từ 10 - 12%. Vì vậy, nếu khách hàng không có kế hoạch tài chính dài hạn rất dễ sa lầy trong nợ nần.
Giải pháp tránh rủi ro lãi suất:
- Nghiên cứu kỹ về chính sách vay của nhiều ngân hàng uy tín, từ đó so sánh ưu điểm/hạn chế để lựa chọn ngân hàng nào phù hợp nhất.
- Đòi hỏi nhân viên ngân hàng tư vấn kỹ về mức lãi suất, tính toán các khoản phải trả trong từng năm để có kế hoạch tích lũy, chi tiêu hiệu quả.
“Bẫy” tài chính
“Bẫy” tài chính thường do tự bản thân người mua gây ra hoặc do không tìm hiểu kỹ về chính sách vay của ngân hàng.
Thứ nhất, chọn khoản vay vượt quá năng lực trả nợ
Các ngân hàng hiện nay cho vay đến tối đa 80% giá trị căn hộ. Đầu tiên, người mua phải có một số tiền làm nền tảng. Sau đó, ngân hàng yêu cầu các giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng rồi mới quyết định cho vay.
Vay mua nhà điều quan trọng là chọn căn nhà phù hợp với năng lực tài chính
Nhưng nhiều người lại muốn mua nhà lớn, trong khi tài chính hạn hẹp. Việc chọn khoảng vay ngắn hạn thì áp lực trả gốc và lãi hàng tháng sẽ là gánh nặng. Còn chọn dài hạn thì khoản trả gốc mỗi tháng càng ít, trong khi số lãi phải trả cuối kỳ càng cao, rủi ro về lãi suất. Nếu không có nguồn thu nhập ổn định sẽ khó có khả năng chi trả.
Thứ hai, không nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng vay mua nhà
Có không ít khách hàng không tìm hiểu kỹ về điều khoản tất toán trước hạn vay. Điều này, khiến họ bất ngờ gặp rắc rối và phải trả một khoản tiền phạt không nhỏ khi muốn sớm trả hết nợ trước thời hạn.
Các ngân hàng thường có quy định về mức phạt do trả nợ trước thời hạn. Cụ thể, số tiền phạt thường được tính theo công thức:
Tiền phạt = (Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn) x (Số tiền trả trước)
Tùy thuộc vào từng ngân hàng sẽ có tỷ lệ phí trả nợ trước hạn khác nhau. Khoản này sẽ được ghi cụ thể trong hợp đồng. Tỷ lệ này càng cao thì người vay phải trả số tiền phạt càng lớn.
Giải pháp cho rủi ro về tài chính là:
- Người mua cần phải tìm hiểu kỹ về các gói lãi suất vay mua nhà, chọn thời hạn vay ra sao để đảm bảo khả năng chi trả. Lời khuyên cho người mua nhà trả góp là không nên vay mượn quá 50% giá trị căn hộ chung cư.
- Các chuyên gia của Batdongsan.com.vn khuyên rằng, để hạn chế tối đa áp lực vay nợ. Khách hàng nên tính toán chọn gói vay sao cho khoản nợ phải trả chỉ chiếm khoảng 30% tổng thu nhập mỗi tháng. Việc lên kế hoạch chi tiết về lộ trình trả nợ và các khoản thu chi hàng tháng một cách cẩn thận sẽ tránh được rủi ro “lãi mẹ đẻ lãi con”.
- Khi xem xét khoản vay cần hiểu rõ về tất cả các điều khoản trong hợp đồng cho vay từ phía ngân hàng. Thảo luận với nhân viên ngân hàng để được giải thích về mức phạt trả nợ trước hạn. Mỗi ngân hàng sẽ có tỷ lệ phí trả nợ trước hạn khác nhau. Nên đây cũng có thể được xem là yếu tố để bạn xem xét chọn ngân hàng phù hợp.
Vấn đề pháp lý
Nếu đã xem xét kỹ lưỡng các vấn đề về lãi suất hay lên kế hoạch tài chính rõ ràng thì người mua vẫn có nguy cơ vướng phải những rủi ro về pháp lý sau đây:
Vay mua nhà trả góp 10 năm giúp người mua sớm sở hữu căn nhà mơ ước
Đặt cọc xong nhưng dự án “treo”
Câu chuyện người mua đặt cọc và nộp tiền theo đúng tiến độ của dự án nhưng một thời gian sau dự án bị treo đã không còn hiếm. Nguyên nhân có thể do CĐT không huy động được vốn, dự án vi phạm quy định xây dựng, hoặc một số vấn đề pháp lý khác.
CÒN TIẾP ....
Đọc tiếp tại : https://batdongsan.com.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-mua/kinh-nghiem-vay-mua-nha-tra-gop-10-nam-ar107332