Tất cả những điều cần biết về nhổ răng khôn
- Họ và tên: nguyenthidieplinh (nguyenthidieplinh95)
- Ngày đăng: 09:14, 23-09-2016
- Lượt xem: 596
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Nho rang khon là một trong số những dịch vụ nha khoa phổ biến nhất hiện nay. Răng khôn là răng hàm lớn thứ 3 mọc cuối cùng trong độ tuổi từ 17 đến 25 hay còn gọi là răng số 8. Chiếc răng này thường mang đến rất nhiều phiền toái bởi vậy cho đến nay nhổ răng khôn hay duy trì răng khôn để thuận theo sự mọc răng tự nhiên vẫn là một vấn đề gây tranh cãi của giới nha khoa.
1. Tại sao cần sử dụng đến cách nhổ răng khôn?
Một chiếc răng khôn được chỉ định nhổ khi nó đang trực tiếp gây ra vấn đề hoặc để ngăn chặn vấn đề phát sinh trong tương lai. Những trường hợp cần nhổ răng khôn là khi:
- tác hại của răng khôn mọc ngầm
– Hàm của bạn không đủ lớn và răng khôn bị ảnh hưởng vì không thể mọc trồi lên khỏi nướu.
– Răng khôn không mọc lên hết và tạo khoảng trống với nướu răng. Thực phẩm và vi khuẩn có thể kẹt dưới khoảng trống này gây sưng đỏ, đau nhức. Đây là những dấu hiệu nhiễm trùng.
– Răng khôn nếu mọc ở một góc khó khăn như bị xiên, lệch, nhô về phía trước, tụt về phía sau hoặc mọc ngầm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các răng xung quanh và xương hàm.
Cách nhổ răng khôn đảm bảo phải tiến hành chụp X-quang trước khi nhổ
2. Cách nhổ răng khôn được tiến hành như nào?
Việc thực hiện cách nhổ răng khôn sẽ được thực hiện tại phòng khám hoặc trung tâm nha khoa. Có một số trường hợp nhổ răng sẽ phải phẫu thuật nếu tất cả các răng khôn của bạn đều có vấn đề gây nguy cơ biến chứng cao. Nếu trong lúc chẩn đoán phải nhổ răng mà bạn đang bị nhiễm trùng (có cảm giác đau ở răng) thì phẫu thuật thường bị trì hoãn cho đến khi nhiễm trùng đã được giải quyết hoặc nha sĩ sẽ kê kháng sinh cho bạn.
Nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng tương lai
Trước khi nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại khu vực xung quanh. Gây tê toàn bộ cũng có thể sử dụng nếu bạn buộc phải nhổ toàn bộ răng khôn một lúc để giúp bạn ngủ và không cảm thấy đau đớn trong khi các thủ tục được tiến hành. Bạn sẽ được dặn dò không ăn hay uống vào nửa đêm trước ngày phẫu thuật để chuẩn bị cho việc gây mê.
Để loại bỏ các răng khôn, nha sĩ sẽ mở các mô nướu trên răng, tách các mô kết nối răng và xương sau đó cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng gắp bỏ ra. Sau đó, nếu cần thiết bác sĩ sẽ khâu các vết rạch lại. Một số dùng chỉ tự tan, một số cần tháo chỉ sau vào ngày.
Nhổ răng khôn mọc lệch ảnh hưởng các răng xung quanh
3. Lợi ích của cách nhổ răng khôn đúng thời điểm
Nhìn chung, răng khôn có vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến định hình của hàm răng. Để càng lâu thì nguy cơ bệnh răng miệng càng cao, dễ dẫn đến sâu răng, hàm xô lệch đặc biệt là đối với các răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm. Đình chỉ răng bằng cách nhổ răng khôn đảm bảo nhằm ngăn ngừa những nguy cơ sau:
– Sự chồng chéo của các răng hàm mọc lệch
– Một chiếc răng khôn mắc kẹt trong xương hàm và không phá vỡ được nướu răng để mọc lên.
– Nướu răng đỏ, sưng và gây đau đớn bởi một vạt nướu xung quanh chiếc răng khôn mọc một phần.
– Bệnh nướu và sâu răng ở răng khôn. Lâu dài là nguy cơ sâu sang các răng ở khu vực xung quanh.
Gây tê trước khi nhổ răng khôn
4. Quá trình phục hồi sau khi tiến hành cách nhổ răng khôn
Trong hầu hết các trường hợp nhổ răng khôn thì giai đoạn phục hồi sẽ kéo dài vài ngày kèm theo thuốc giảm đau của nha sĩ, dần dần hốc răng khôn sẽ được lấp đầy và bạn có thể ăn nhai một cách hoàn toàn bình thường. Cách nhổ răng khôn đảm bảo nhưng sau khi nhổ cần thực hiện những lời khuyên sau đây sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi của bạn.
– Cắn nhẹ nhàng trên miếng gạc và thay gạc thường xuyên khi cảm thấy nó đã ngấm khá nhiều máu. Thông báo tình trạng cụ thể cho nha sĩ nếu bạn vẫn còn bị chảy máu sau 24h phẫu thuật
– Cẩn thận không cắn má trong, môi hay lưỡi của bạn vì lúc này khu vực xung quanh vẫn còn tê, cảm giác không được tốt
– Gối cao đầu khi nằm để tránh kéo dài thời gian chảy máu
– Cố gắng sử dụng túi chườm đá bên ngoài má trong 24h đầu tiên. Bạn có thể chườm với khăn ấm trong 2-3 ngày sau đó.
– Thư giãn sau khi nhổ răng khôn. Hoạt động thể chất mạnh có thể làm tăng việc chảy máu.
– Ăn các thức ăn mềm như súp loãng, cháo…Dần dần thêm các loại thực phẩm rắn để chế độ ăn uống giúp bạn mau hồi sức.
– Không sử dụng ống hút trong vài ngày đầu tiên. Ngậm ống hút có thể làm lỏng các cục máu đông và trì hoãn việc hồi phục.
– Lưu ý không dùng nước muối để súc miệng sau khi nhổ răng khôn
– Không hút thuốc ít nhất trong 24h sau khi nhổ răng khôn. Hút thuốc làm các cục máu đông bị loãng ra, giảm nguồn cung cấp máu, có thể mang mầm bệnh và các chất ô nhiễm vào khoang miệng.
– Tránh chà xát lưỡi hoặc đụng ngón tay vào phần nhổ răng. Tuy nhiên vẫn phải duy trì đánh răng và cọ lưỡi hàng ngày một cách nhẹ nhàng cẩn thận.
Nhổ răng khôn theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám
5. Một số thông tin khác về nhổ răng khôn
Nếu răng khôn của bạn không gây ra vấn đề, có thể khó khăn để quyết định xem có nên nhổ răng khôn hay không để ngăn chặn các vấn đề phát sinh trong tương lai.
– Nhổ răng khôn rất hiếm khi gây hại cho sức khỏe của bạn nếu đã được thăm khám kỹ càng và quá trình nhổ răng đúng kỹ thuật cùng dụng cụ khử trùng tuyệt đối an toàn.
– Những người trong độ tuổi thiếu niên cho đến 20 tuổi thì chân răng khôn và xương hàm chưa phát triển đầy đủ nên dễ dàng nhổ bỏ hơn cũng như khả năng phục hồi tốt.
– Hầu hết các vấn đề với răng khôn phát triển trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi.
– Nếu bạn lớn hơn 30 tuổi thì nguy cơ gặp vấn đề với răng khôn nhỏ hơn.
Tuy nhiên, một số răng khôn trước khi gây ra biến chứng thường không có bất cứ dấu hiệu gì và bản thân khó nhận ra được. Vì vậy bạn nên thường xuyên kiểm tra định kỳ và có cách nhổ răng khôn sớm nếu thấy nó có thể gây ra những nguy cơ về bệnh răng miệng sau này.