Hầu như mọi loại máy tính bảng hiện nay đều sử dụng chip lõi kép. Và cũng chẳng cần phải mất công để nói với các bạn rằng người ta đang rất trông chờ chiếc máy tính bảng (MTB) đầu tiên sử dụng chip lõi tứ Tegra 3 của Nvidia. Không chỉ vì con chip này là thế hệ đầu tiên, mà còn là do nó có đến 4 nhân. Vì vậy, khi ASUS Transformer Prime xuất hiện, nó trở thành MTB đầu tiên có sử dụng chip lõi tứ, và đương nhiên là một con quái vật trong làng MTB xuất hiện.
Mục lục
- Đặc điểm
- Đóng gói
- Thiết kế
- Màn hình và âm thanh
- Chip Tegra 3
- Sử dụng
- Thời lượng pin
- Tổng kết
ĐẶC ĐIỂM :
Chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều về hình dạng của “con quái vật” này, nhưng tôi vẫn xin nhắc lại : ASUS Transformer Prime được thiết kế với chất liệu nhôm xước, một màn hình cảm ứng IPS+ với kính cường lực Gorilla Glass, độ lớn màn hình là 10,1 inches, độ phân giải 1280x800pixels, góc nhìn tầm 180 độ (chính xác là 178 độ) và độ sáng 600 nits. Về phần cứng của máy : Asus đã trang bị cho siêu phẩm này bộ vi xử lý Tegra 3 1,5Ghz, Ram 1GB, bộ nhớ 32 hoặc 64gb tuỳ phiên bản, cổng MicroSD, Bluetooth 2.1, Wifi chuẩn n, cổng MicroHDMI, có trang bị GPS, con quay hồi chuyển, la bàn, APN, và một số chi tiết khác … tất cả được gói gọn trong một sản phẩm có kích thước 263x180,8x8,3mm và nặng chỉ 586g.Thiết bị có thời lượng pin là 12h.
Ngoài ra, ASUS Transformer Prime còn được nhà sản xuất ưu ái thêm một bộ dock/bàn phím có thể cung cấp thêm cho thiết bị này thêm 6h sử dụng nữa, ngoài ra còn 1 cổng USB 2.0, đầu đọc thẻ nhớ SD/SDHC/SDXC. Bộ dock có kích thước 263x180,8x10,4mm và nặng 537g. Toàn bộ thiết bị bao gồm dock + tablet nặng chừng 1,2kg. Hai phiên bản 32gb và 64gb có giá lần lượt là 599 và 699 euro (đây là giá bán nguyên bộ tablet+dock tại Pháp). Các phiên bản 3G sẽ xuất hiện vào đầu quý 1 năm 2012.
Eeepad Transformer Prime, gắn kèm TranSleeve
ĐÓNG GÓI :
Asus vẫn giữ nguyên truyền thống bằng việc đặt trong mỗi hộp ASUS transformer prime một cáp USB để nối với máy tính, một sạc USB và các sách hướng dẫn cho lần đầu cầm máy. Không có gì đáng nói lắm. Bạn có thể dùng bất cứ thiết bị nào có cổng USB để sạc cho máy.
THIẾT KẾ :
Chất liệu nhôm xước ở mặt sau của máy. Có thể thấy các vòng tròn đồng tâm như trên Zenbook.
Thứ đầu tiên mà người ta quan tâm đến MTB này, đó là chất liệu nhôm xước. Trông nó rất đẹp và người sử dụng thiết bị sẽ cảm thấy rất thích khi sở hữu thiết bị này. Cân nặng 586g là khá nhẹ, dù MTB này không nhẹ hơn Samsung Galaxy Tab 10.1, nhưng ít ra cũng nhẹ hơn iPad 2.
Thiết kế mặt trước của ASUS cũng không có gì nổi bật. Nên nhớ rằng đây là một MTB, cho nên nó sẽ trông tương đối giống các MTB khác trên thị trường. Chỉ có tấm nắp lưng là đặc điểm giúp ta phân biệt con quái vật này với các MTB khác.
Màn hình chính của máy
Ta có thể thấy một camera 1.2 Megapixels ở mặt trước phía trên (mặt sau là camera 8 Megapixels), và bên cạnh là một cảm biến xa gần. Do đây là một MTB chạy Android 3.x nên không có nút bấm vật lý. Logo Asus nằm ở góc trái trên của thiết bị. Khi mang so sánh với Samsung Galaxy Tab, người viết nhận thấy rằng viền màn hình của Transformer Prime có lớn hơn 1 chút. Dù Asus có thể làm cho MTB này mỏng hơn, nhưng mặt khác, do còn phải lắp vào dock nên hãng đã cố gắng duy trì độ mỏng ở mức nhất định, không quá bé để 2 phần có thể kết nối với nhau một cách chắc chắn.
Logo ASUS ở góc trên bên trái
Ở cạnh trên của máy, hãng bố trí nút bật/tắt, và ở chính giữa thì có một micro. Ở cạnh dưới, máy có cổng USB và 2 lẫy giúp kết nối MTB với dock, hoặc để người dùng gắn thêm TranSleeve (tương tự như SmartCover của iPad)
Toàn bộ mặt sau của máy. Có thể thấy cổng kết nối, 2 lẫy gắn dock ở cạnh dưới, loa và lỗ cắm tai nghe ở phía bên trái ảnh, camera 8 megapixels ở phía trên.
Ở cạnh trái của máy có cổng MicroHDMI, nút tăng giảm âm lượng và cổng MicroSD/SDHC. Người viết còn thấy cả lỗ micro thứ 2 của máy.
Ở cạnh phải của máy, người viết thấy cổng headphone 3.5mm và ở dưới thấp hơn là loa của thiết bị.
MÀN HÌNH VÀ ÂM THANH :
Vì kích thước 10,1 inches và độ phân giải 1280x800 mang lại nhiều ưu điểm và trở thành xu thế chung, nên Transformer Prime cũng đi theo xu hướng này. Panel được sử dụng là loại IPS+, và hãng đã tích hợp thêm chế độ SuperIPS+ giúp mọi người có thể sử dụng máy tính ngay cả khi trời nắng. Người viết rất ngạc nhiên vì trong quá trình sử dụng, không gặp bất cứ vấn đề gì khi dùng dưới trời nắng như các MTB khác.
Về phần loa, thì ASUS bố trí loa ngoài nằm ở phía cạnh phải của máy, có 1 điều mà người viết không thích lắm là loa lại được đặt ngay tại nơi mà người ta thường có thói quen cầm vào. Asus đã hứa hẹn với người tiêu dùng là với công nghệ Sonic Master, chúng ta sẽ được tận hưởng âm thanh sống động. Thế nhưng với người viết thì nói chung, cho dù loa có khá to, nó cũng không khác biệt lắm so với các MTB đến từ các hãng đối thủ. Cũng nhắc thêm là phần dock không được bố trí thêm loa nào cả. Thật đáng tiếc là trong tất cả các trường hợp, nếu bạn muốn âm thanh tốt hơn nữa thì bạn sẽ phải chấp nhận nghe qua headphone hoặc loa ngoài thôi.
Viền màn hình trông khá dày
CHIP TEGRA 3 :
Như chúng ta đã biết, Transformer Prime được trang bị con chip tối tân nhất đến từ Nvidia, chip lõi tứ Tegra 3. Chính xác hơn thì đây là một chip 5 nhân chứ không phải 4 nhân như Nvidia tuyên bố. Ngoài 4 lõi 1,5Ghz ra, thì Tegra 3 còn có 1 chip phụ tốc độ 500Mhz nữa. Công dụng của con chíp này là để xử lý những tác vụ cơ bản và cả tiết kiệm năng lượng.
[video=youtube;cJDlwBztwGE]http://www.youtube.com/watch?v=cJDlwBztwGE[/video]
Video quảng cáo Tegra 3 (tên mã Kal-El)
SỬ DỤNG :
Hiện tại thì Transformer Prime vẫn được cài Android 3.2, trong khi chờ được nâng cấp lên Android 4.0 ICS vào tháng 1 năm nay theo dự tính. Hiện tại thì việc vọc máy trên nền Android 3.2 cũng không khác mấy so với các MTB khác. Điều này thấy rõ nhất khi chuyển từ Transformer lên dùng Transformer Prime. Người dùng sẽ không thấy gì khác ngoài một chút chỉnh sửa đồ hoạ ở các trình đơn của HĐH. Và tất nhiên là các chương trình trong phiên bản Android này cũng chẳng khác gì so với phiên bản trên Eeepad Transformer trước.
Ngay màn hình chính, ta có thể thấy các ứng dụng như MyCloud với 8GB lưu trữ trực tuyến do ASUS tặng, MyLibrary dùng làm nơi chứa sách báo … Người sử dụng có thể nhận ra rằng ASUS đã có một số thay đổi như việc cho phép tắt ứng dụng trong danh sách chạy (tương tự Task Manager của windows). Mặc dù nó chỉ là một dấu X nhỏ, nhưng lại rất hữu ích.
Điều khác biệt nhất là với chip lõi tứ, mọi hoạt động trên Transformer Prime đều rất nhanh. Ngay khi người viết cho chạy một video trên youtube ở độ phân giải 1080p, thì máy vẫn có thể vừa xem vừa load. Điều này không thể thực hiện được với các máy có chip Tegra 2.
Nút X để đóng ứng dụng.
Người sử dụng có thể nhận thấy rằng bàn phím ảo của Transformer Prime cũng được chỉnh sửa lại cho dễ dùng. Ngoài ra, máy cũng có cả bàn phím SWYPE.
Dù máy không có bộ nhớ trong lớn, nhưng ASUS đã tích hợp chế độ MTP (Media Transfer Protocol) như trên Galaxy Nexus.
Nếu không sử dụng bàn phím ảo, người dùng có thể dùng bàn phím vật lý, được thiết kế với các phím tắt dùng cho Android. Phần trackpad dù không lớn lắm nhưng khá nhạy và đáp ứng được yêu cầu sử dụng.
[video=youtube;3U4oXyUVKIM]http://www.youtube.com/watch?v=3U4oXyUVKIM[/video]
Rất tiếc là do người dịch chưa đủ trình độ dịch video nên anh em tinhte.vn xem tạm bản tiếng Pháp vậy
THỜI LƯỢNG PIN :
ASUS hứa hẹn rằng thời lượng sử dụng của Transformer Prime có thể lên đến 12h. Cá nhân người viết chưa đo thử, nhưng khi sử dụng internet và xem phim thì máy chạy được khoảng gần 10 tiếng. Điều này khá là tốt. Khi gắn thêm dock, người dùng sẽ có thêm 6 tiếng nữa cho máy. Như vậy, cả bộ có thể chạy được 16 tiếng, tức là có thể dùng cho cả ngày sau 1 lần sạc. Hơn nữa, lõi thứ 5 của Tegra 3 hoạt động rất tốt trong vai trò tiết kiệm năng lượng, và phù hợp với những tiêu chuẩn mà ASUS đặt ra đối với Transformer Prime.
Có thể thấy tuỳ chọn SuperIPS+
TỔNG KẾT :
Transformer Prime rõ ràng là một tablet thế hệ mới với chip Tegra 3. Thế hệ này đã tiến một bước rất xa, và điều này có thể thấy được qua các trò chơi tối ưu cho chip Tegra 3, ví dụ như Shadowgun. Mặc dù vẫn còn một chút chậm chạp trong việc phản hồi của thiết bị, nhưng đó là do phiên bản Android 3.2. Chính vì thế, người dùng thật sự mong mỏi bản nâng cấp Android 4.0 ICS vào tháng 1 này. Nvidia đang dần dần thay đổi thế giới MTB, như trường hợp của Asus với chiếc máy tính bảng hoàn hảo và cần có trên nền Android này, nhất là khi chiếc máy tính này còn đi kèm với bộ dock hữu ích.
Đây chỉ là chiếc MTB đầu tiên tích hợp chip lõi tứ Tegra 3, cho nên trong CES 2012 lẫn MWC 2012 sau này, các đối thủ công nghệ khác chắc chắn sẽ tung ra những sản phẩm được tích hợp chip lõi tứ của Nvidia để cạnh tranh trực tiếp với "quái vật" này.
Theo Le Journal Du Geek
Vọc ASUS Transformer prime TF201
- Họ và tên: ()
- Ngày đăng: 00:27, 20-02-2014
- Lượt xem: 1,245
- Liên hệ người bán
Vọc ASUS Transformer prime TF201
Hầu như mọi loại máy tính bảng hiện nay đều sử dụng chip lõi kép. Và cũng chẳng cần phải mất công để nói với các bạn rằng người ta đang rất trông chờ chiếc máy tính bảng (MTB) đầu tiên sử dụng chip lõi tứ Tegra 3 của Nvidia....
5 star