Bệnh gai xương
- Họ và tên: Nguyễn Tuấn Phương (phuonguit)
- Ngày đăng: 10:55, 18-05-2018
- Lượt xem: 639
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Bệnh gai xương là tình trạng khi có những phần cứng xuất phát từ xương. Hầu hết các gai xương không gây triệu chứng và làm chúng ta không để ý trong một thời gian dài đến khi có vấn đề gì đó xảy ra như bị chấn thương. Vài gai xương không gây đau, một số khác thì gây đau. Bệnh không cần phải điều trị trong tất cả các trường hợp, việc điều trị phụ thuộc vào phần xương nào có gai và bệnh gây triệu chứng thế nào?
Triệu chứng đầu tiên gặp ở bệnh gai xương là đau, sau đó là tê và nhạy đau ở các vùng bị ảnh hưởng.
Nếu gai xương ở gót chân, bạn sẽ đau chân và đi lại khó khăn. Gai cột sống có thể gây tê, đau, yếu và ảnh hưởng đến tư thế.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh gai xương?
Nguyên nhân chính của bệnh gai xương là do viêm, thường từ viêm khớp xương hoặc viêm gân. Đối với những tình trạng này, cơ thể cố gắng chữa lành bằng cách huy động canxi trực tiếp vào các vùng bị ảnh hưởng, dẫn đến hình thành gai xương. Viêm ở các vị trí khác nhau dẫn đến gai xương ở các vị trí khác nhau, ví dụ như gai cột sống là do viêm dây chằng cột sống; gai gót chân là do viêm dây chằng Achilles, v.v..
Những ai thường mắc bệnh gai xương?
Bệnh gai xương là tình trạng rất thường gặp và có thể ảnh hưởng bất kì ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai xương?
Khi nói về các vấn đề xương, người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh gai xương xảy ra ở người trên 60 tuổi hoặc hơn, nhưng không có nghĩa là người trẻ không bị bệnh này.
Chấn thương, thoái hóa khớp, đĩa đệm hay thậm chí tư thế sai đều có thể gây ra gai xương bất cứ nơi nào trên cơ thể. Ngoài ra, di truyền và dinh dưỡng cũng có liên quan đến bệnh. Người bị viêm khớp xương, viêm khớp hoặc hẹp cột sống sẽ dễ mắc bệnh gai xương.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh gai xương?
Bạn có thẻ được khám lâm sàng để xác định vùng đau. Các xét nghiệm khác cần thiết, bao gồm siêu âm, X-quang, MRI và CT scan, giúp hoạch địch kế hoạch điều trị.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh gai xương?
Ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống hoặc thuốc tiêm tại chỗ để làm giảm viêm. Tuy nhiên, phương pháp này lệ thuộc vào vùng bị gai xương. Trong các trường hợp nặng như gai xương gây các vấn đề về thần kinh, bạn cần phải phẫu thuật bỏ các gai.
Một số phương pháp điều trị thông dụng khác có thể dùng như tập thể dục để tăng cường độ vững chắc của xương cũng như sức chịu đựng của cơ, chế độ ăn lành mạnh cung cấp các chất dinh dưỡng cho xương. Bệnh gai xương không cần phải điều trị trong tất cả các trường hợp nếu không làm cản trở hoạt động hằng ngày của bạn.
Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.
http://phongkhamcoxuongkhoppcc.jigsy.com/entries/general/benh-gai-xuong
http://phongkhamcoxuongkhoppcc.bravesites.com/entries/general/nguyen-nhan-nao-gay-ra-benh-gai-xuong-