Co cơ đột ngột
- Họ và tên: Nguyễn Tuấn Phương (phuonguit)
- Ngày đăng: 10:18, 03-04-2018
- Lượt xem: 669
- Liên hệ người bán
Co cơ đột ngột
Co cứng cơ có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi nên rất nguy hiểm trong khi hoạt động nặng, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sẽ ảnh hưởng tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Co cứng cơ (còn gọi là chuột rút) là tình...
Nguyễn Tuấn Phương
5 star
Nội dung chi tiết
Co cứng cơ có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi nên rất nguy hiểm trong khi hoạt động nặng, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sẽ ảnh hưởng tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
Co cứng cơ (còn gọi là chuột rút) là tình trạng cơ bắp bị co cứng đột ngột, tự phát trong một thời gian rồi từ từ tự trở về bình thường.
Vận động sai cách dễ bị co cơ đột ngột
Ở người bình thường chứng co cứng cơ chủ yếu do vận động mạnh, làm việc quá sức, chơi thể thao hay bị một kích thích đột ngột nào đó. Đối với phụ nữ mang thai co cơ đột ngột thường xuyên xảy ra hơn.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa chứng co cơ đột ngột
Co cứng cơ hay chuột rút là biểu hiện thường gặp ở nhiều người, xảy ra trong vận động nặng, làm việc quá sức hay chơi thể thao. Đây cũng là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Tiến sĩ Đoàn Văn Đệ, Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cho biết, co cơ là tình trạng cơ bắp bị co cứng đột ngột, tự phát trong một thời gian rồi từ từ trở về trạng thái bình thường. Thông thường cơ bắp vận hành co – giãn theo ý muốn và vận động của con người nhưng vì một lý do nào đó như làm việc quá mức, bị kích thích đột ngột, không khởi động đúng quy trình trước khi chơi thể thao hoặc uống bia rượu ngay sau khi chơi thể thao…
Nguyên nhân dẫn đến chứng co cứng cơ thường do sự rối loạn về điện giải như rối loạn cân bằng muối mước, rối loạn cân bằng natri, kali, canxi,…
Đặc biệt, tình trạng co cứng cơ đột ngột rất phổ biến ở phụ nữ mang thai có thể xảy ra trong mọi thời điểm của thai kỳ, đặc biệt là các tháng cuối. Ở những tháng đầu do tình trạng ốm nghén, thai phụ có thể bị nôn, ăn uống kém, sụt cân … dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng nước điện giải.
Ở những tháng cuối do yêu cầu sử dụng canxi cho thai nhi cao hơn làm thay đổi cân bằng canxi, khuynh hướng thu nhận và thải trừ canxi không phù hợp với nhu cầu cơ thể dẫn đến tình trạng rối loạn cân bằng điện giải, mất cân bằng canxi, biểu hiện rõ nhất ở chứng co cứng cơ.
Co cơ đột ngột không phải bệnh nhưng trong nhiều trường hợp co cơ đột ngột có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Đã có không ít trường hợp gặp sự cố co cơ khi đang chơi thể thao dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời, nhất là trong khi bơi lội.
Đối với phụ nữ mang thai, co cứng co rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng báo động co giật của hiện tượng sản giật. Nếu không phân biệt đúng sẽ gây nguy hiểm lớn đến thai phụ và thai nhi. Co cứng cơ thường xảy ra vùng cơ bắp chân, thai phụ hoàn toàn tỉnh táo và có cảm giác đau vùng bị co cứng. Sản giật có thể làm thai phụ tăng huyết áp, người bị phù nhiều, trước khi có cơn giật thường đau đầu, mất tri giác lúc co cơ. Sản giật là tình trạng cấp cứu, cần đưa ngay đến cơ sở y tế.
Tiến sĩ Đệ cũng tư vấn, cách điều trị tức thời tình trạng co cứng cơ hiệu quả nhất là kéo dãn cơ theo chiều ngược lại và xoa bóp hoặc chịu đau một khoảng thời gian cơ sẽ tự động trả lại tư thế bình thường. Nếu sau một khoảng thời gian xoa bóp mà không thấy có dấu hiệu khá hơn thì cần đưa người bệnh tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
Để ngăn chặn chứng co cứng cơ, phụ nữ mang thai nên có chế độ ăn đầy đủ các chất khoáng, ăn nhiều rau xanh, bổ sung canxi đều đặn trong khi mang thai sẽ làm giảm phần nào các rối loạn điện giải và ngăn ngừa co cứng cơ.
Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị co cơ thì cũng không có gì đáng lo lắng. Tuy nhiên, nếu tần số bị co cơ tăng lên hoặc gây đau đớn vô cùng thì bạn cần đi khám bác sỹ. Những xét nghiệm sẽ cho biết liệu đó có phải là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm như đau khớp hay suy tĩnh mạch hay không.
Khi bị co cứng cơ, bạn nên làm các bước sau để cơn đau giảm nhanh:
- Kéo giãn phần cơ bị đau để chống lại sự co cơ do bị co cơ gây nên.
- Nằm thẳng lưng, duỗi thẳng chân, gập về phía người. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 1 giây.
- Massage phần cơ bị chuột rút. Cần massage phần bắp chân từ dưới lên trên để giúp máu lưu thông. Tốt nhất nên làm động tác này 1-2 lần/ngày để phòng chuột rút.