Dấu hiệu của bệnh phong thấp
- Họ và tên: Nguyễn Tuấn Phương (phuonguit)
- Ngày đăng: 16:12, 17-04-2018
- Lượt xem: 633
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Phong thấp là một căn bệnh kinh niên khá nguy hiểm xảy ra ở nhiều khớp xương gây đau nhức, sưng đỏ và tổn thương đến nhiều cơ quan khác như hệ thần kinh, tim mạch, các khớp xương, cột sống. Bệnh thường trở nặng khi thời tiết thay đổi gây ra các cơn tê nhức dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Để hiểu rõ về bệnh phong thấp chúng ta hãy đi vào tìm hiểu các dấu hiệu bệnh phong thấp và quan trọng là các phương pháp phòng – điều trị căn bệnh này.
Bệnh phong thấp hay phong tê thấp là cách gọi dân gian của căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp theo ngôn ngữ y học hiện đại. Bệnh là một dạng bệnh viêm xương khớp, gây tổn thương cho nhiều cơ quan, nhất là khiến các khớp xương, cột sống, tim, hệ thần kinh và các bắp thịt bị sưng đỏ, đau nhức, tê bại.
Các dấu hiệu bệnh phong thấp thường gặp phải:
Để việc điều trị mang lại hiệu quả cao, chúng ta nên biết rõ triệu chứng bệnh phong thấp để phát hiện sớm nhất có thể. Cụ thể như sau:
– Các khớp xương bị sưng và đau nhức, nhất là các khớp xương ở bàn tay, chân; cảm giác cứng xương tại xương tay, vai, xương cột sống, xương chậu, xương đầu gối.
– Đau nhức các bắp thịt sau khi người bệnh ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi, bắp thịt ở các khớp bị đau trở nên yếu, xuất hiện những nốt mẩn đỏ dưới da.Triệu chứng bệnh phong thấp – Xảy ra tình trạng các khớp xương không cử động được.
– Người bệnh thường mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, có triệu chứng sốt nhẹ khi bệnh trở nặng.
– Khi cử động các khớp kêu răng rắc
– Lâu ngày, các khớp xương có thể bị biến đổi dẫn đến biến dạng.
Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Dễ thấy nhất là bệnh phong thấp khiến nhiều người phải chịu cảnh đau nhức và mệt mỏi, lâu ngày khó cầm nắm, cử động khó khăn. Để bệnh nặng có thể gây dị hình khớp, dính khớp khiến bệnh nhân bị liệt, tàn tật. Bệnh còn gây suy giảm khả năng miễn dịch và chức năng của nội tạng (gây suy tim, trụy tim,…), thậm chí bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị sai cách, phát hiện quá muộn. Bên cạnh đó, người bệnh dễ bị trầm cảm hoặc mắc các bệnh về hệ thần kinh, gan, thận… Chính vì thế việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh phong thấp là điều vô cùng quan trọng.
Tây y hiện đại vẫn chưa xác định được một cách rõ ràng nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy phong tê thấp có rất nhiều nguyên nhân từ di truyền, miễn dịch đến viêm nhiễm, môi trường,… Tất cả nguyên nhân đều có quan hệ nhất định. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân chính là rất phức tạp.
Cách phòng ngừa đau nhức do phong thấp gây ra
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, duy trì một chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện khoa học cũng là một yếu tố không chỉ giúp cho việc chữa bệnh đạt hiệu quả mà còn hạn chế được khả năng bệnh tái phát.
Một số lưu ý mà bệnh nhân bị phong thấp cần nhớ là:
– Thường xuyên giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với không khí lạnh, ẩm thấp.
– Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin A, C, E như bí đỏ, cam, xoài, cà rốt, rau xanh, nho, ổi, ngũ cốc… để cơ thể tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch được phát huy. Ăn các thực phẩm giàu omega 3, collagen (đậu bắp, rau đau…).
– Thực hiện các bài thể dục thể thao nhẹ nhàng để hạn chế bệnh tiến triển nặng, nâng cao sức khỏe tổng thể như tập yoga, đạp xe,…
– Tránh tăng cân, béo phì vì khiến các khớp xương phải gánh chịu nhiều sức nặng hơn.
https://dau-nhuc-xuong-tay.blogspot.com/2018/04/Dau-mu-ban-chan.html
https://sung-gan-co-tay.blogspot.com/2018/04/gay-xuong-suon-co-nguy-hiem-khong.html