Đau lưng có triệu chứng gì?
- Họ và tên: Nguyễn Tuấn Phương (phuonguit)
- Ngày đăng: 00:29, 29-09-2017
- Lượt xem: 508
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Đau lưng là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng, cách chữa trị và phòng ngừa bệnh ra sao? Câu hỏi này sẽ được giải đáp dưới đây, hy vọng phần nào giúp các bạn có thêm thông tin để hiểu rõ về căn bệnh này. https://chuabenhdaucotsong.blogspot.com/
Đau lưng là triệu chứng thường gặp ở rất nhiều người và mọi lứa tuổi. Đau lưng bao gồm nhiều cấp độ. Có thể là một loạt các cảm giác đau mỏi, lúc âm ỉ, lúc dữ dội đột ngột. Có thể là đau dọc từ cột sống xuống vùng ngang thắt lưng hông.
Khi bị đau lưng, người bệnh gặp phải không ít phiền toái. Nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống của những người mắc phải bệnh đau lưng. Đồng thời, đau lưng cũng là dấu hiệu của rất nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng là gì? https://daucotsongpcc.blogspot.com/
Nguyên nhân bị đau lưng và các đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này
Dựa vào các nghiên cứu lâm sàng và qua quá trình điều trị thực tế, các chuyên gia y tế đã chỉ ra các nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau lưng phổ biến sau:
Do bong gân, căng cơ, co thắt hoặc do thương tích: Đau lưng xảy ra khi bạn mang vác những vật thể nặng có trọng lượng lớn và sai tư thế. Hoặc đơn giản từ những thói quen hằng ngày như việc thường xuyên mang những chiếc balo, túi xách quá nặng, tạo áp lực lên cột sống gây đau lưng. Việc vận động nhiều, tập thể dục quá sức gây căng cơ, hoặc tình trạng ngồi nhiều và ngủ không đúng tư thế cũng là nguyên nhân khiến cột sống bị cong, tạo điều kiện cho các cơn đau lưng dễ “hỏi thăm” cơ thể bạn.
Do loãng xương: Chế độ dinh dưỡng hằng ngày không cung cấp đủ canxi, đồng thời tuổi tác càng cao khiến mật độ xương giảm, dẫn đến bị loãng xương và gây đau lưng ở người già.
Đau lưng do các bệnh nguy hiểm thường gặp ở nam giới và phụ nữ như: Sỏi thận, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, u nang buồn trứng, u xơ tử cung hoặc ung thư tử cung.
Đau lưng do các bệnh lý liên quan đến cột sống và đĩa đệm như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa. Đây là những nguyên nhân phổ biến nhất và cũng là vấn đề nan giải khiến cho việc chữa trị đau lưng gặp nhiều khó khăn.
Bị đau lưng có thể do các bệnh về thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm
Bệnh đau lưng là một triệu chứng phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ bị đau lưng “ghé thăm” cao hơn cả đó là: Những người cao tuổi, người thừa cân, béo phì, những người ngồi nhiều, ít vận động hay những người lao động nặng.
Bệnh đau lưng có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh như thế nào?
“Bệnh đau lưng có nguy hiểm không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để có câu trả lời, mỗi người nên có một cách nhìn tổng quát nhất về những khó khăn và biến chứng mà bệnh này mang lại nếu không có biệp pháp điều trị kịp thời.
Bệnh đau lưng tuy không đe dọa đến tính mạng của người bệnh, nhưng chúng ta tuyệt đối không nên thờ ơ với bệnh này. Ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên, nếu không có cách chữa trị kịp thời để bệnh nặng hơn sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khó lường:
Đau lưng gây cản trở trong việc vận động, di chuyển, làm giảm khả năng lao động. Nặng có thể mất khả năng lao động.
Đau lưng khiến việc sinh hoạt hằng ngày khó khăn, làm ảnh hưởng cuộc sống của mỗi người.
Đau lưng làm cho người bệnh luôn trong trạng thái cơ lưng căng cứng, vô cùng đau đớn.
Bị đau lưng khiến một số bệnh nhân lệch vẹo cột sống, biến dạng hình dáng cơ thể, lâu dần bệnh quá nặng sẽ dẫn đến các biến chứng như teo cơ, tàn phế suốt đời…
Đau lưng là căn nguyên của một số bệnh nguy hiểm về xương khớp như: Thoái hóa cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa…
Đau lưng có chữa được không? Cách phòng và chữa trị đau lưng hiệu quả
Tùy thuộc và thời điểm phát hiện ra bệnh, cũng như tình trạng tiến triển của bệnh mới có câu trả lời chính xác bị đau lưng có chữa được không?
Khi các dấu hiệu của bệnh mới xuất hiện, ở giai đoạn nhẹ người bệnh có thể sử dụng các biện pháp dân gian một cách kiên trì và đều đặn để chữa khỏi bệnh. Nhưng khi bệnh ở giai đoạn mãn tính, có biểu hiện nặng hơn thì phải cần sự can thiệp của các phương pháp chữa bệnh khác như sử dụng thuốc Tây y, hoặc áp dụng các sản phẩm Đông y để điều trị.
Phòng ngừa chứng đau lưng
Để phòng ngừa đau lưng, trong lao động cũng như trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta cần phải tạo cho mình tư thế hợp lý, kể cả trong khi nằm ngủ.
Đối với những người làm công việc văn phòng cần thường xuyên thay đổi tư thế làm việc. Không nên ngồi quá lâu với một tư thế, thường xuyên đứng lên đi lại hoặc thực hiện những động tác thể dục nhẹ nhàng. Những người lao động nặng thì tạo ra một tư thế cân bằng cho cơ thể, sau khi làm việc phải có thời gian nghỉ ngơi.
Ngoài ra, phải thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao. Bên cạnh đó cần có một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ xung canxi và magie cho xương.
Một số phương pháp chữa bệnh đau lưng hiệu quả được sử dụng hiện nay.
Chữa đau lưng bằng cách sử dụng các mẹo dân gian: Các bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ kinh nghiệm người dân thời xa xưa để lại đến nay vẫn được áp dụng rộng rãi. Một số bài thuốc nổi tiếng là hiệu nghiệm, sử dụng các loại cây như: Cây đơn châu chấu, cây trinh nữ( cây xấu hổ), lá lốt, ngải cứu, rễ cây đinh lăng, chuối hột… Tuy nhiên trong quá trình sắc thuốc có thể làm giảm hàm lượng hoạt chất của các vị thuốc.
Ứng dụng các phương pháp Tây y để chữa đau lưng: Thường thì khi các cơn đau ngày một nhiều, bệnh ngày một nặng thì đa phần người bệnh sẽ tìm đến Tây y. Khi đó, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, trước mắt có thể giúp người bệnh giảm các cơn đau nhanh chóng. Nhưng việc lạm dụng thuốc giảm đau sẽ gây nhờn thuốc, khiến loại thuốc này bị “vô hiệu hóa” trước đau lưng sau một thời gian. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều thuốc Tây cũng sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Tác dụng phụ của thuốc cũng có thể khiến người bệnh mắc thêm một số bệnh lý khác như đau dạ dày, gan, thận
Chữa đau lưng bằng các sản phẩm Đông y: Đây được coi là phương pháp an toàn và hiệu quả hơn hẳn. Các sản phẩm Đông y có thành phần từ thảo dược thiên nhiên, an toàn và không gây tác dụng phụ. Cơ chế của Đông y là giúp cơ thể lưu thông khí huyết, đẩy tà khí ra ngoài. Từ đó lục phủ ngũ tạng được bồi bổ, khỏe mạnh và bệnh tình bắt đầu thuyên giảm. Sản phẩm Đông y không thể giúp người bệnh hết bị đau lưng tức thì như Tây y. Bởi nó đòi hỏi thời gian chữa trị lâu dài, chữa tận gốc rễ bệnh nên mang lại hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát dài lâu.