Lập Biện Pháp - Kế Hoạch Phòng Ngừa Ứng Phó Sự Cố Hóa Chất
- Họ và tên: Nguyễn Bá Thành (thanhnb3)
- Ngày đăng: 14:38, 22-06-2016
- Lượt xem: 370
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Với nhiều năm kinh nghiệm củng đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, cong ty tu van moi truong Toàn Mỹ mang đến cho khách hàng những tư vấn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất – kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tối ưu và tiết kiệm nhất.
Thông tin liên quan khi lập biện pháp - kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất :
1. Quy mô đầu tư: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.
2. Công nghệ sản xuất.
3. Bản kê khai : tên hóa chất, khối lượng, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.
4. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:
– Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;
– Yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, điều kiện về cơ sở thiết kế chế tạo. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành;
– Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện.
5. Các tài liệu kèm theo:
– Bản đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất;
– Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất);
– Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hóa chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian.
Toàn mỹ : dich vu tu van thu tuc moi truong uy tín và chất lượng
Quy trình thực hiện :
Bước 1. Cơ sở chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công Thương Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: – Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận giao cho cơ sở. – Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cơ sở bổ sung đầy đủ theo quy định.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ:
Trong thời gian 04 (bốn) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.
Thời hạn xác nhận Biện pháp không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về kế hoạch và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp. Thời hạn xác nhận Biện pháp không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 20/2013/TT-BCT.
Trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp chưa đạt yêu cầu, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân, trong đó nêu rõ những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung và thời hạn hoàn thành.
Sở Công Thương tổ chức kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp, số lượng thành viên đoàn kiểm tra từ 03 (ba) đến 05 (năm) người.
Bước 4. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công Thương theo các bước sau:
+ Cán bộ trả kết quả, kiểm tra giấy biên nhận, hướng dẫn cơ sở ký vào sổ theo dõi trước khi giao Giấy xác nhận Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu ( buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
Nguồn : lap bien phap - ke hoach phong ngua ung pho su co hoa chat