Loạn trương lực cơ là gì?
- Họ và tên: Nguyễn Tuấn Phương (phuonguit)
- Ngày đăng: 21:55, 22-04-2018
- Lượt xem: 605
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Rối loạn trương lực cơ là gì, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị, cách phân biệt rối loạn trương lực cơ với bệnh Parkinson.
Rối loạn trương lực cơ và Parkinson có khá nhiều triệu chứng giống nhau, tuy nhiên hai chứng bệnh này có những điểm khác nhau mà người bệnh cần lưu ý để có hướng điều trị thích hợp nhất.
Nét đặc trưng của chứng loạn trương lực cơ (LTLC) là không có khả năng cử động. Những biểu hiện của LTLC như: tay chân bị quấn cuộn, vẹo cổ, co giật mi mắt, liệt mặt, cuống họng bị thắt chặt (không nói được) hay chứng chuột rút. Ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc LTLC chỉ đứng sau Parkinson, tuy nhiên lại rất ít người biết về chứng bệnh này.
1. Loạn trương lực cơ là gì:
LTLC là một rối loạn nghiêm trọng của hệ thần kinh. Biểu hiện điển hình là làm mất điều hòa sự phối hợp giữa não bộ và tủy sống dẫn đến những cử động vận động tự động, không kiểm soát. Hiện nay, việc điều trị bệnh này vẫn chỉ là điều trị triệu chứng.
Theo bác sĩ chuyên khoa thần kinh Arun Garg: “Đặc điểm của LTLC là hội chứng co thắt cơ ngoài ý muốn, dẫn đến các cử động xoắn vặn và lặp đi lặp lại hoặc các dáng điệu bất thường, có thể gây đau đớn và bất tiện. Sự rối loạn này có vai trò rất quan trọng đến sức khỏe tâm sinh lý của bệnh nhân. Phạm vi của LTLC có thể bao gồm toàn bộ cơ thể, nhiều cơ hoặc độc nhất một cơ, tạo ra những phản ứng khó chịu, gây phiền hà cho đời sống thường ngày”.
2. Triệu chứng của loạn trương lực cơ - phân biệt với Parkinson:
Bác sĩ Arun giải thích: “Trong khi các dấu hiệu của LTLC ở trẻ em thường bắt đầu từ chân và tay rồi sau đó nhanh chóng lan đi khắp cơ thể thì ở người trưởng thành, triệu chứng tiêu biểu thường bắt đầu ở phần trên của cơ thể và sau đó tiến triển rất chậm”.
LTLC không nên hiểu nhầm là bệnh Parkinson, bác sĩ Arun giải thích: “Chứng LTLC bắt đầu ở người trưởng thành thường có khuynh hướng khu trú hoặc phân đoạn. LTLC khu trú gây ảnh hưởng lên một bộ phận của cơ thể và LTLC phân đoạn ảnh hưởng tới hai hoặc nhiều vùng gần kề nhau trên cơ thể”. Điều này khác với bệnh Parkinson, bệnh Parkinson thường chỉ gặp ở những người sau 55 tuổi, với các triệu chứng điển hình là run giật, run kiểu lắc vẫy thường bắt đầu ở một bên cơ thể (cả chân và tay) sau đó lan sang hai bên, cùng với co cứng cơ và cử động chậm chạp.
3. Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn trương lực cơ:
Nguyên nhân gây ra chứng LTLC vẫn chưa được xác định, không ai biết tại sao LTLC xuất hiện. RLTLC là bệnh bẩm sinh do đột biến nhiễm sắc thể gây rối loạn vận động. Triệu chứng của LTLC có thể có liên quan đến đặc thù công việc hoặc do di truyền. Trong khi một số người khác lại bị chứng LTLC từ tác dụng của vài loại thuốc hoặc từ nhiều chứng bệnh khác, như ung thư phổi cũng có thể gây ra triệu chứng LTLC.
Loạn trương lực cơ thứ phát có thể do ảnh hưởng của môi trường, chấn thương, đột quỵ, khối u... Nếu bệnh phát triển trước 10 tuổi, dấu hiệu đầu tiên để nhận dạng bệnh là chân trẻ đang thẳng tự nhiên xoắn lại. Sau đó bệnh phát triển dần làm người bệnh không thể di chuyển được mà chỉ nằm một chỗ. Loạn trương lực cơ sẽ diễn tiến nặng hơn do hoạt động, stress và các trạng thái xúc cảm; giảm đi khi bệnh nhân nghỉ ngơi thư giãn và không có khi đang ngủ.
Nguyên nhân gây LTLC hoàn toàn khác với nguyên nhân gây các triệu chứng Parkinson là do thoái hóa các tế bào liềm đen ở não gây thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Dopamin gây nên. Do đó phương pháp điều trị cũng có những điểm khác nhau.
4. Phương pháp điều trị rối loạn trương lực cơ:
Do LTLC là một hội chứng sinh lý đến nay vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn nên chưa có cách để chữa trị chứng LTLC. Chủ yếu tập trung điều trị giảm nhẹ mức độ cử động ngoài ý muốn, điều chỉnh dáng bộ bất thường, ngăn ngừa sự co cứng, giảm đau đớn và mục tiêu cuối cùng là cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cách chữa trị hiện nay bao gồm tiêm thuốc Botulinum toxin A, thường gọi là Botox, gây mất phân bố thần kinh do hóa học, dùng thuốc Anticholinergic và thủ thuật để giảm nhẹ triệu chứng.
Ở người bệnh LTLC thông thường nguyên nhân gây triệu chứng không liên quan đến việc thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh như ở người bệnh Parkinson. Vì vậy việc điều trị không sử dụng các thuốc bổ sung trực tiếp chất dẫn truyền, hay nhóm thuốc đồng vận Dopamin. Đây là vấn đề người bệnh cần lưu ý để tránh việc sử dụng thuốc không phù hợp không thu được hiệu quả điều trị mà còn gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các thuốc Tây y có thể giúp làm giảm tạm thời triệu chứng run, nhưng về lâu dài cần có những giải pháp để tăng cường chức năng của hệ thần kinh và ổn định tính dẫn truyền. Trong những thập niên trở lại đây, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, bằng cách sử dụng một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong hai thảo dược truyền thống là Thiên Ma, Câu Đằng, có thể giúp cải thiện đáng kể triệu chứng run tay chân do mọi nguyên nhân. Đó là bởi các hoạt chất sinh học có trong 2 thảo dược này có tác dụng an thần trấn tĩnh, và đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh, nhờ đó điều chỉnh lại những rối loạn chức năng của não bộ và giảm run hiệu quả.
Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.
https://bieu-hien-dau-nhuc-toan-than.blogspot.com/2018/04/hoi-chung-ong-co-tay.html
https://sung-khop-ngon-chan.blogspot.com/2018/04/Dau-lung-duoi-co-trieu-chung-gi.html