Phục hồi chức năng sau khi gãy xương
- Họ và tên: Nguyễn Tuấn Phương (phuonguit)
- Ngày đăng: 14:57, 09-04-2018
- Lượt xem: 743
- Liên hệ người bán
Phục hồi chức năng sau khi gãy xương
Trong cuộc sống hằng ngày vì một lý do nào đó như gặp phải chấn thương khi lao động, khi chơi thể thao, tai nạn giao thông,… dẫn đến trường hợp gãy xương. Sau gãy xương sẽ gây ra hiện tượng cứng khớp, teo cơ và giảm chức năng...
Nguyễn Tuấn Phương
5 star
Nội dung chi tiết
Trong cuộc sống hằng ngày vì một lý do nào đó như gặp phải chấn thương khi lao động, khi chơi thể thao, tai nạn giao thông,… dẫn đến trường hợp gãy xương.
Sau gãy xương sẽ gây ra hiện tượng cứng khớp, teo cơ và giảm chức năng sinh hoạt do các khớp xương của người bệnh phải trải qua một thời gian dài bất động bằng bột, dụng cụ chỉnh hình. Do đó, việc hỗ trợ điều trị gãy xương bằng vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau khi gãy xương có vai trò quan trọng giúp tăng tuần hoàn máu, tăng chuyển hoá, giãn cơ, giảm đau, sớm hồi phục chức năng vận động.
1. Nguyên tắc hỗ trợ điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng
- Tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xương
- Giảm sưng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp, ngừa hội chứng đau vùng (hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ-hội chứng Sudeck).
- Duy trì tầm vận động khớp, ngừa teo cơ.
- Phục hồi chức năng các hoạt động tinh tế bàn tay, chân sau bất động
2. Các phương pháp và kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Dùng nhiệt: Tác dụng của dùng nhiệt là giảm đau, đỡ khó chịu, có lợi ích khi tập cử động chủ động. Dùng túi chườm nước nóng, chườm lên chỗ đau để luyện tập. Chú ý không được dùng nhiệt sóng ngắn cho toàn chi có đinh, nẹp vít vòng thép kim loại nóng lên có thể làm hỏng tổ chức, dễ gây viêm rò.
Tập vận động khớp: Khớp bất động lâu sẽ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Do vậy cử động khớp là cách tốt để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại. tốc độ cho một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập10 - 15 phút, ngày 4 - 6 lần. Có thể tập từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột.
Tập đi: Dùng nạng gỗ tập đi khi xương chưa liền. Giai đoạn tiếp theo, dùng gậy chống lúc xương đã gần liền vững. Thời kỳ xương liền vững tỳ không đau ở ổ gãy xương thì bỏ gậy và tập đi như bình thường.
Phục hồi chức năng sinh hoạt hằng ngày: Cần tập làm động tác trong sinh hoạt bằng lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà, tập ngồi xổm đứng lên. Đối với tổn thương xương tay thì tập nắm, mở bàn tay (dùng hòn đá hình quả trứng để nắm), tập cầm bút, đũa, tránh không để tay bị cong, khoèo.
Gia tăng lực cơ chi đau: Tập tăng sức căng của cơ (độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động), tập co cơ (sao cho khớp cử động, co cơ ngắn lại). Khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ.
Hoạt động trị liệu: tăng cường các bài tập chức năng cổ bàn tay như cầm thả vật, vắt khăn, mở nắm chai lọ, mặc và cởi quần áo, lăn bóng, lật trang sách, lật quân bài, vắt chặt miếng xốp, phủi bụi,…
Ngoài ra để việc trị liệu đạt hiệu quả cao, người bệnh cần phải lưu ý đến chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước. hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
http://phongkhamcoxuongkhoppcc.bravesites.com/entries/general/phuc-hoi-chuc-nang-sau-khi-bi-gay-xuong
http://coxuongkhoppcc.atspace.co.uk/2018/04/07/dau-nhuc-xuong-chau-khi-mang-thai/
http://phongkhamcoxuongkhoppcc.bravesites.com/entries/general/phuc-hoi-chuc-nang-sau-khi-bi-gay-xuong
http://coxuongkhoppcc.atspace.co.uk/2018/04/07/dau-nhuc-xuong-chau-khi-mang-thai/