Triệu chứng đau xương cụt
- Họ và tên: Nguyễn Tuấn Phương (phuonguit)
- Ngày đăng: 18:15, 28-04-2018
- Lượt xem: 760
- Liên hệ người bán
Triệu chứng đau xương cụt
Đau xương cụt khi ngồi là triệu chứng xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới hoặc những người cao tuổi, tình trạng này thường khởi phát đột ngột sau đó hết nhanh chóng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể...
Nguyễn Tuấn Phương
5 star
Nội dung chi tiết
Đau xương cụt khi ngồi là triệu chứng xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới hoặc những người cao tuổi, tình trạng này thường khởi phát đột ngột sau đó hết nhanh chóng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể kéo dài trong nhiều giờ liền, thậm chí là vài ngày hoặc vài tháng, gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy, ngồi đau xương cụt là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm không?
ĐAU XƯƠNG CỤT KHI NGỒI LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ?
Khi ngồi, cột sống và xương cụt chính là những nơi chịu nhiều áp lực nhất, do đó nếu ngồi lâu có thể gây đau nhức và tê cứng. Tuy nhiên, tình trạng đau xương cụt khi ngồi còn có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý khác nhau, cụ thể như sau:
Thoát vị đĩa đệm: Nếu cột sống thắt lưng bị thoát vị đĩa đệm có thể gây đau nhức và lan đến vùng xương cụt, nếu chèn ép thần kinh tọa còn có thể gây đau chân và phát sinh nhiều biến chứng khác.
Thoái hóa xương khớp: Khi tuổi tác càng cao thì tốc độ thoái hóa xương khớp diễn ra càng nhanh, trong đó cột sống thắt lưng và xương cụt là những vị trí chịu ảnh hưởng nhiều nhất, do phải vận động nhiều và chịu áp lực từ trọng lượng của cơ thể, do đó khi ngồi hay bị đau nhức và khó chịu.
Gai đôi cột sống: Đây là một dạng bệnh lý bẩm sinh do phần cột sống khi vừa sinh không được đóng kín hoàn toàn. Nếu không khắc phục từ nhỏ, bệnh sẽ phát triển và gây đau cột sống, trong đó có phần xương cụt.
Đau xương cụt khi ngồi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau:
Bệnh phụ khoa: Đây là một trong những nguyên nhân ngồi lâu bị đau xương cụt phổ biến nhất, chủ yếu là các bệnh lý như viêm cơ quan sinh dục, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, có khối u ở khoang chậu,…
Ngoài ra, tình trạng ngồi đau xương cụt còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, ví dụ như: phụ nữ khi mang thai có trọng lượng cơ thể tăng cao gây áp lực lên cột sống và xương cụt khi ngồi, đặt vòng tránh thai không đúng kỹ thuật, làm việc nặng nhọc không nghỉ ngơi hợp lý, thiếu hụt canxi, gặp chấn thương,…
ĐAU XƯƠNG CỤT KHI NGỒI CÓ NGUY HIỂM HAY KHÔNG?
Thông thường, tùy thuộc vào mức độ bệnh lý nặng hay nhẹ, nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe hiện tại, tuổi tác, giới tính,… mà bác sĩ mới có thể nhận định bệnh đau xương cụt khi ngồi có nguy hiểm hay không.
Trên thực tế, hầu hết các ca bệnh đau xương cụt do mắc một số bệnh lý xương khớp, xương cụt gặp chấn thương hay đau nhức do làm việc quá sức đều không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, thế nhưng vẫn có thể phát sinh nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời:
Gây đau nhức kéo dài: Các triệu chứng đau nhức có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm liên tục khi chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không được điều trị sớm. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hạn chế vận động: Người bệnh thường có cảm giác cứng cơ, khớp háng hoạt động kém linh hoạt, việc đi lại hay đứng lên ngồi xuống gặp rất nhiều khó khăn, nhiều trường hợp còn bị mất cảm giác.
Teo cơ, liệt chi dưới: Khi bệnh đã phát triển trong thời gian dài, phần cơ ở xương cụt, khớp háng, bắp chân,… có dấu hiệu co rút lại, đôi khi còn gây biến dạng khớp, khiến chân tê liệt và mất khả năng vận động.
Trường hợp bị đau xương cụt khi ngồi do các bệnh phụ khoa hay bệnh nội khoa cần có sự chuẩn đoán chính xác từ bác sĩ chuyên khoa mới có thể xác định là có nguy hiểm hay không, tuy nhiên người bệnh hoàn toàn không được chủ quan.
https://bieu-hien-dau-nhuc-toan-than.blogspot.com/2018/04/trieu-chung-dau-xuong-cut.html
https://dau-dau-goi-phai.blogspot.com/2018/04/mang-thai-bi-dau-hong-vi-sao.html
https://bieu-hien-dau-nhuc-toan-than.blogspot.com/2018/04/trieu-chung-dau-xuong-cut.html
https://dau-dau-goi-phai.blogspot.com/2018/04/mang-thai-bi-dau-hong-vi-sao.html