Tư vấn đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- Họ và tên: Nguyễn Quỳnh (leosama)
- Ngày đăng: 12:53, 11-08-2016
- Lượt xem: 379
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài là một thủ tục hành chính khá phức tạp, rắc rối đối với những người không am hiểu pháp luật. Tư Pháp Việt sẽ tư vấn cho bạn hoàn tất thủ tục một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.
1. Các dịch vụ cần tư vấn
– Tư vấn trình tự/ thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam.
– Tư vấn trình tự/ thủ tục đăng ký kết hôn với người Việt Nam tại nước ngoài.
– Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn nước ngoài
– Tư vấn thủ tục nộp hồ sơ khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
– Tư vấn hồ sơ kết hôn người nước ngoài hợp lệ.
– Trợ giúp các thủ tục giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
2. Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí cho Sở tư pháp, Cơ quan đại diện.
Bước 3: Chờ đợi 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ để cơ quan trên làm nhiệm vụ xác minh.
- Nếu xét thấy hai bên đi làm đăng ký có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn cho họ.
- Nếu xét thấy hai bên đi làm đăng ký chưa có đủ điều kiện kết hôn thì Phòng Tư pháp của Ủy ban nhân dân sẽ hướng dẫn các bên hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Sau đó Sở tư pháp, Cơ quan đại diện sẽ hẹn hai bên lên trụ sở Ủy ban nhân dân, Cơ quan đại diện hoàn tất thủ tục cuối cùng(hỏi, ký tên xác nhận …), rồi trao cho mỗi bên 1 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
3. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
– Số lượng: 1 bộ
– Gồm:
+ Tờ khai đăng ký thủ tục kết hôn với người nước ngoài của mỗi bên theo mẫu pháp luật quy định;
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên được cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ. Nếu pháp luật nước ngoài không quy định về việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì có thể thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ hiện tại người đó không có chồng hoặc không có vợ, phù hợp với pháp luật của nước sở tại;
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài có xác nhận người đó không mắc các bệnh về tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cấp chưa quá 06 tháng;
+ Giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch về việc ly hôn đã hoàn toàn được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam (đối với người đã từng ly hôn);
+ Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (công dân Việt Nam cư trú ở trong nước)
+ Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (người nước ngoài thường trú hay tạm trú tại Việt Nam).
Ngoài những giấy tờ trên, trong một số trường hợp nhất định các bên còn phải nộp giấy tờ tương ứng khác được nêu trong khoản khoản 2 Điều 20 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP.
Nếu còn thắc mắc vè thủ tục, hồ sơ hãy liên hệ ngay với Tư Pháp Việt để được giải đáp kịp thời, chuẩn xác.