Lấy cao răng hiệu quả
- Họ và tên: Nguyễn Tuấn Phương (phuonguit)
- Ngày đăng: 14:00, 19-03-2017
- Lượt xem: 613
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Lấy cao răng tạo các mảng bám cho răng, lấy cao răng định kỳ sẽ ngăn ngừa các vấn đề về viêm lợi, răng miệng, lấy cao răng tại Nha Khoa Kim
Nhiều người cho rằng lấy cao răng sẽ làm cho răng bị yếu, dễ bị lung lay. Quan niệm này có đúng không?
- Thưa bác sĩ, cao răng do cái gì tạo nên?
- Cao răng là một chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô. Ngoài ra còn có sự lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu.
- Sự hình thành cao răng diễn ra như thế nào?
- Sau khi chải răng sạch 2 giờ, có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng gọi là màng sinh học. Sau đó, các vi khuẩn đến bám vào màng này và sau một tuần màng vi khuẩn này được hình thành đầy đủ và dày hơn. Lúc này, màng vi khuẩn thay đổi về độ pH và tạo điều kiện cho các mảnh vụn thức ăn, các mảnh khoáng trong môi trường miệng đến hình thành nên những mảng cứng bám xung quanh cổ răng gọi là cao răng.
- Tại sao phải lấy cao răng?
- Có nhiều lý do để phải lấy cao răng. Thứ nhất, độc tố của vi khuẩn trong mảng cao răng gây ra viêm. Từ phản ứng viêm này gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng làm cho lợi mất chỗ bám dẫn đến càng ngày răng càng dài, để lộ ra vùng xương răng không được tổ chức quanh răng bảo vệ.
>>cách làm trắng răng
Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện cảm giác ê buốt khó chịu. Thứ hai, chiều dài chân răng là không thay đổi, nên khi xương càng tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm trong xương càng ngắn lại dẫn đến răng lung lay và quá trình tiêu xương càng diễn ra nhanh hơn.
Thứ ba, tiêu xương sinh lý là quá trình không thể tránh khỏi theo thời gian và việc làm cho xương không bị tiêu là một việc không tưởng. Do đó, duy trì xương ở mức độ ổn định và vô cùng quan trọng.
Cuối cùng, vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng (viêm niêm mạc miệng, áp-tơ mà dân gian vẫn gọi là bệnh lở miệng), bệnh ở vùng mũi họng (viêm amidan, viêm họng), bệnh tim mạch.
- Có thể ngăn ngừa được hình thành của cao răng không, thưa bác sĩ?
- Khởi phát của cao răng là màng vi khuẩn và màng sinh học. Vì vậy, để ngăn ngừa cao răng phải kiểm soát được màng vi khuẩn, giữ cho răng luôn được sạch sẽ.
Cụ thể là luôn đánh răng sạch sau khi ăn, kiểm tra răng miệng định kỳ 1-3 tháng/lần để giải quyết những vấn đề vệ sinh mà bản thân cá nhân không thể tự làm sạch được như: Làm sạch ở kẽ răng, ở mặt xa các răng hàm, ở những vùng răng giả. Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì nó đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả rồi.
- Bác sĩ có thể cho biết rõ hơn những bệnh mà cao răng có thể gây ra là gì?
- Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.
- Hiện nay có nhiều phương pháp lấy cao răng : lấy bằng máy thổi cát, bằng sóng siêu âm… Theo bác sĩ, phương pháp nào an tòan nhất?
- Tất cả các phương pháp lấy cao răng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Máy thổi cát làm sạch cao răng hơn máy siêu âm thông thường nhưng lại dễ làm rỗ bề mặt răng do những hạt cát được phun ra trong quá trình làm sạch.
Vì vậy, sau khi lấy cao răng bằng máy thổi cát, răng dễ bị nhiễm màu và tạo điều kiện cho màng sinh học hình thành nhanh hơn vì răng đã bị mất độ trơn bóng bình thường. Với những bệnh nhân nhiều cao răng thì vẫn phải sử dụng máy siêu âm lấy cao răng để loại bỏ hết những mảng cao răng lớn vì máy thổi cát chỉ có thể làm sạch những vết ố màu trên bề mặt chứ không làm rời mảng cao răng ra được.
- Nhiều người sợ lấy cao răng sẽ bị nhiễm các bệnh “xã hội” vì lấy cao răng có thể gây chảy máu. Làm thế nào để việc lấy cao răng được an toàn?
- Để lấy cao răng được an toàn, tất cả các dụng cụ và thiết bị phải được tiệt trùng. Có thể sử dụng khay khám sử dụng một lần hoặc các dụng cụ được ngâm với dung dịch sát khuẩn và được hấp ẩm ở 125oC trong vòng 30 phút. Cũng có thể sử dụng đầu lấy cao răng riêng trong trường hợp sử dụng máy siêu âm.
Máy thổi cát có thể hạn chế được lây nhiễm chéo tuy nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn máy siêu âm vì máy thổi cát không thể lấy được mảng cao răng, đặc biệt là cao răng dưới nướu. Vì vậy, tốt nhất là phải giữ răng luôn sạch sẽ để hạn chế về tổn thương cũng như các thao tác kỹ thuật phải can thiệp khi lấy cao răng.
- Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc được quảng cáo là sản phẩm đặc trị cao răng. Theo như quảng cáo thì chỉ cần dùng thuốc này là sạch cao răng mà không cần đến cơ sở y tế. Thực tế, chỉ dùng thuốc có làm sạch được cao răng?
- Màng sinh học và màng vi khuẩn không thể dễ dàng lấy đi được bằng cách súc miệng và chải răng không đúng cách. Trên thực tế, cho dù bạn phải chải răng kỹ đến đâu thì cũng không thể làm sạch được những vùng răng đặc biệt như mặt xa các răng phía trong, kẽ răng.
Và màng sinh học bắt đầu hình thành từ chính những nơi này. Tất cả các sản phẩm răng miệng ra đời đều chỉ nhằm hạn chế sự hình thành chứ không thể loại bỏ được hoàn toàn màng sinh học. Vì vậy, khám răng định kỳ và làm sạch răng không thể bỏ qua