Những lưu ý khi nuôi tôm mùa nắng nóng kéo dài
- Họ và tên: amcorp 169 (amcorp169)
- Ngày đăng: 15:01, 07-09-2016
- Lượt xem: 1,208
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Những lưu ý khi nuôi tôm mùa nắng nóng
1.Hiện tượng xuất hiện ở ao nuôi khi nhiệt độ tăng lên.
Là động vật biến nhiệt nên loài tôm điều chỉnh thân nhiệt dựa theo nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ phù hợp để tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất là khoảng 26 đến 32 độ C. Vì lẽ đó khi nhiệt độ của nước nuôi tôm vượt mức 32 độ sẽ khiến cho tôm nuôi phải hoạt động nhiều, dễ bị stress, tiêu hao nhiều năng lượng, ăn nhiều hơn 1 đến 2 lần so với mức bình thường. Điều này dẫn đến việc tôm thải ra nhiêu chất thải hơn, môi trường trở nên phú dưỡng kích thích sự tăng trưởng của tảo, màu nước chuyển sang đậm hơn, tảo sẽ dễ bị tàn và các hiện tượng sau đây sẽ xuất hiện:
==> mời bà con nuôi tôm tìm hiểu về nguyên liệu vi sinh và các lợi ích trong nuôi tôm
- Ao thiếu oxi về đêm, hiện tượng tôm bơi ở lưng chừng nước, một số sẽ trở nên yếu hơn và bơi lên bề mặt nước. Trường hợp này sẽ đặc biệt nguy hiểm ở giai đoạn tôm lột xác bởi vỏ tôm sẽ lâu cứng, nổi mặt đồng thời hao hụt.
- Các loài vi khuẩn phát triển nhanh chóng và số lượng nhiều, biểu hiện của điều này là hiện tượng nước phát sáng, tôm nuôi bị đứt râu, đường ruột, hệ tiêu hóa của tôm không tốt, phân lỏng hay phân trắng
- Khi tảo tàn sẽ có nhiều bọt mà dù chạy quạt thì vẫn không tan, nhiều váng bọt dơ bẩn sẽ xuất hiện ở cuối gió, có thể nhận thấy trong nước có nhiều hạt lơ lửng.
Những lưu ý khi nuôi tôm mùa nắng nóng
2. Những ảnh hưởng của hiện tượng ao nuôi có nhiệt độ cao đến tôm nuôi
Khi ao nuôi tôm có nhiệt độ cao hơn mức quy định sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, năng suất của tôm nuôi:
- Đây là một trong số các nguyên nhân khiến tôm ăn uống không lành mạnh, thay đổi lượng thức ăn đột ngột. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến tôm ốm, chậm lớn và sản lượng tụt giảm.
Những việc cần làm khi nuôi tôm mùa nắng nóng
Vì vậy người nuôi tôm cần nhanh chóng sử dụng các biện pháp sau đây để hạn chế tối đa những ảnh hưởng không mong muốn đến tôm nuôi
+ Chuẩn bị mực nước nuôi tôm cao hơn 1,3 m, định mức oxy luôn cao hơn 4ppm
+ Tính toán và kiểm soát lượng thức ăn cung cấp cho tôm. thường xuyên kiểm tra nhá hay lặn xuống đáy ao để kiểm tra, đánh giả tỷ lệ tôm sống và định lượng số thức ăn cần thiết, tránh dư thừa thức ăn.
+ Quản lý đáy ao sạch, không bị tình trạng nhờn, nhớt, màu nước ổn định với độ trong là 20 đến 25cm. Hạn chế chất lửng lơ, bọt tàn xuất hiện trong nước nuôi tôm
+ Bổ sung vào thức ăn của tôm các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C và các chất khoáng
+ Thường xuyên xiphong đáy đồng thời tích cực thay nước vào thời điểm ban đêm
+ Thực hiện việc diệt khuẩn nước ao và cho tôm ăn thuốc khi thấy hiện tượng nước bị bẩn và tôm nhiễm khuẩn.
Như vậy là bài viết đã giới thiệu đến bà con những lưu ý khi nuôi tôm mùa nắng nóng. Hi vọng bài viết hữu ích với bà con.