Hệ kèo thép nhẹ tttruss cho hệ mái lợp ngói
- Họ và tên: Vũ Thị Hoa (tttruss)
- Ngày đăng: 17:06, 16-06-2016
- Lượt xem: 1,195
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Khi công nghệ xây dưng phát triển thì việc sử dụng hệ kèo thép mạ TTTRUSS cho hệ mái là hoàn toàn phù hợp với điệu kiện kinh tế cũng như tính thẩm mỹ trong xây dựng.
Đặc điểm cơ bản của hệ giàn thép mạ TTTRUSS cho mái ngói:
Thứ nhất: Liên kết chắc chắn và hiện đại
Hệ giàn thép mạ TTTRUSS là giải pháp giàn mái bằng thép ZINCALUME cường độ cao trọng lượng nhẹ, tổ hợp từ các thanh tiết diện C(C10010, C100.75,C75.10,C75.75,C75.60) và đòn tay tiết diện TS (TS40.48, TS40.60,TS61.75, TS61.10) cán nguội định hình, cùng các phụ kiện đồng bộ chất lượng cao kèm theo như vít liên kết, bulong, diềm trang trí các loại
Thứ hai : Là hệ giàn mái trọng lượng nhẹ được tổ hợp từ các thanh giàn tiết diện C và TS được cán nguội định hình.
Làm từ thép mạ hợp kim nhôm kẽm cường độ cao ZINCALUME® G550.
Thiết kế thích hợp với hầu hết các hình dáng mái và các loại mái: mái lợp ngói, mái lợp tôn, mái đổ bê tông,..
Các chi tiết thanh giàn và liên kết được thiết kế chính xác, kiểm tra kỹ lưỡng.
Liên kết hoàn toàn bằng vít
Nhẹ hơn 25 lần so với mái bê tông.
Thứ 3: Trọng lượng thiết kế và tải trọng
Hệ vì kèo TTTRUSS được thiết kế và lắp dựng theo tiêu chuẩn tính toán và thiết kế AS/NZ 4600-1996, và tiêu chuẩn tải trọng và tác động là TCVN 2737-1989; AS 1170.1-1989 và AS 1170.2-1989, đảm bảo độ võng kèo theo phương đứng tính theo L/250 và độ võng xà gồ theo phương đứng L/150. Mức độ bắn vít tự khoan cũng như đặt pad liên kết cũng được chú trọng. Hệ giàn thép mạ trọng lượng nhẹ TTTRUSS có khối lượng 15kg/m2 và có thể chịu sức nặng của ngói là 60kg/m2 và tấm lót trần 10kg/m2.Với thông số trên ta có thể thấy rằng bản thân hệ kèo đã rất nhẹ 15kg/m2 nhưng nó có thể chịu được sức nặng của ngói và tầm trần rất tốt (tối đa 70kg/m2). Đây cũng là một điều khá hiện đại vì hầu hết các loại ngói ngày nay chúng ta hay sử dụng điều đẹp mắt tuy nhiên chúng cũng có trọng lượng khá nặng.
Thứ 4: Bảo hành và sửa chữa dể dàng, nhanh chóng
Khi bạn lắp dựng hệ vì kèo TTTRUSS bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc bảo hành hay sửa chữa vì sản phẩm của chúng tôi được bảo hành 20 năm. Đây là hệ kèo hiện đại giúp tản nhiệt khi thời tiết oi bức làm cho căn nhà của bạn không bị nóng vào những ngày hè. Đồng thời sản phẩm này không bị co ngót hay biến dạng theo thời gian vì vậy ngói được lắp cố định trên hệ kèo mà không bị dịch chuyển do hệ mái co ngót dẫn đến bể vỡ. Hoặc nếu vì một lý do khách quan nào đó mà ngói bị vỡ thì việc thay ngói rất đơn giản và dễ dàng thực hiện.
Hướng dẫn chia mè trước khi lợp ngói
Đối với bất kỳ loại vật liệu lợp nào, việc chia khoảng cách mè và đặt mè đúng luôn là yêu cầu quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị trước khi lợp mái. Tùy kích thước chuẩn và tính chất vật lý của vật liệu lợp mà các nhà sản xuất có những yêu cầu nghiêm ngặt khác nhau
NGUYÊN TẮC CHUNG:
Việc chia mè tuân thủ theo nguyên tắc 1 - 2 - 3 được miêu tả dưới đây:
* Bước 1: Đặt hàng mè đầu tiên (dưới cùng)
Lắp hàng mè đầu tiên sao cho khoảng cách phủ bì giữa tấm diềm mái bên ngoài và thanh mè là 32,5cm.
* Bước 2: Đặt hàng mè trên nóc (trên đỉnh)
Canh đều và gắn hai hàng mè trên nóc mái sao cho khoảng cách giữa hai hàng mè là 8cm.
* Bước 3: Chia đều khoảng còn lại
Đo chiều dài “L” của khoảng còn lại (từ hàng mè đầu tiên đến hàng mè trên đỉnh). Chia đều khoảng cách L (mét) thành những khoản bằng nhau và nằm trong giới hạn từ 31 đến 33cm để đặt những hàng mè còn lại. Khoảng cách mè nằm vượt ngoài giới hạn cho phép sẽ gây khó khăn cho việc lợp ngói hay dẫn đến rò rỉ nước. Vì vậy, cần cẩn trọng khi chia khoảng cách mè.
THỰC HÀNH:
Ví dụ 1: Mái đơn giản, chia mái theo các bước 1-2-3
Ví dụ 2: Mái gồm nhiều mặt mái, giật nhiều cấp, có đường lưu thủy
* Bước 0: Bước này chỉ áp dụng cho trường hợp mái có đường lưu thủy.
Lắp hai cây mè dọc theo tâm đường lưu thủy trước hết. Khoảng cách giữa hai cây mè lớn hơn độ rộng lòng máng xối 2cm. Máng xối chuẩn của CPAC Monier có kích thước lòng máng là 12cm và 15cm; do đó, khoảng cách giữa hai cây mè tương ứng là 14 và 17cm.
* Bước 1: Đặt hàng mè đầu tiên.
Trong ví dụ này, quan sát mặt mái có phần hiên mái chìa ra phía trước, chúng ta đặt hai hàng mè làm hàng đầu tiên: đầu tiên với phần mái chìa và đầu tiên với phần mái chính.
* Bước 2: Đặt hàng mè trên nóc.
Thông thường, người thợ chỉ đặt cặp mè song song trên đường nóc mái mà quên mất ở mặt mái hình tam giác, cần thiết phải đặt cây mè trên cùng (để có thể móc ngói). Quan sát kỹ các nét màu xanh da trời.
* Bước 3: Chia đều khoảng cách còn lại.
3.1. Mặt mái này và các mặt mái tương tự, việc chia mè là đơn giản. Tuân thủ nguyên tắc số 3.
3.2. Mặt mái này, như đã nói trên có phần mái chìa ra phía trước, do đó, mái đã bị hàng mè đầu tiên của toàn bộ mặt mái chia làm 2 phần. Ta chia khoảng cách mè theo từng phần mái đó.
LƯU Ý QUAN TRỌNG:
1- Việc chia khoảng cách mè được thực hiện trên từng mặt mái khác nhau nên không phải các thanh mè trên các mặt mái hoàn toàn nối (chạm) vào nhau. Trên thực tế, độ lệch có thể là khá lớn, nếu bạn nhìn vào mái trước khi lợp ngói. Tuy nhiên, sau khi đã lợp ngói và lắp đặt các loại ngói phụ kiện, bạn gần như không thể nhận ra sự lệch nhau giữa các hàng ngói trên các mặt mái khác nhau (nếu có).
2- Thêm vào đó, đối với một mái nhà, đảm bảo các công năng che chắn ngôi nhà khỏi nắng gió, mưa bão là yêu cầu quan trọng nhất. Do vậy, đừng cố ép cho các hàng mè "chạy giáp mí". Nếu bạn làm điều đó, biết đâu có thể sẽ có một khoảng cách mè nào đó nằm ngoài khoảng cho phép (31 - 33 cm) hay khoảng cách giữa cách thanh mè trên cùng một mặt mái lại chẳng đều nhau.
THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ :
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI KHANG GIA VIỆT
SỐ 29/3 KP2,P.AN PHÚ,TX.THUẬN AN,TỈNH BÌNH DƯƠNG
TEL : 0650 379 6891 - FAX : 0650 379 6892
WEB : WWW.THEPMAVIET.COM -WWW.KHANGGIAVIETBUILDING.CO