Bán nhà không có lối đi?
- Họ và tên: Nguyễn Quang Trí (intelli)
- Ngày đăng: 01:16, 25-06-2013
- Lượt xem: 1,081
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Chỉ vì tranh chấp một lối đi mà quan hệ giữa hai gia đình vốn có nhà liền vách mấy chục năm, nay trở nên xa cách…
Vì cho rằng ông Nguyễn Văn Tuấn cố tình xây dựng chiếm lối đi vào nhà mình nên ông Đào Anh Ngọc đã khởi kiện ra tòa. Cả hai bên đều đưa ra các chứng lý để chứng minh lẽ phải thuộc về phần mình.
* Nhập nhằng quyền sở hữu nhà, đất
Năm 1988, bà Vũ Thị Nhớn mẹ của ông Tuấn bán cho ông Ngọc căn nhà liền kề của mình tại địa chỉ 1/1A, KP1, phường Tam Hòa (TP.Biên Hòa). Phía trước 2 căn nhà khi ấy có một khoảng sân chung và cũng là lối đi ra đường công cộng.
Bà Loát chỉ hàng rào B40 mà tòa buộc ông Tuấn và bà Loát tháo bỏ để mở lối đi cho ông Ngọc. |
Sau khi chuyển nhượng, hai bên được Sở Xây dựng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (QSHN). Theo đó, căn nhà của bà Nhớn có diện tích xây dựng là 85m2, sân vườn được phép sử dụng là 30m2; trong giấy chứng nhận QSHN của ông Ngọc chỉ ghi sàn xây dựng là 35m2 không có diện tích sân vườn. Để bảo vệ tài sản, gia đình ông Tuấn xây dựng hàng rào lưới B40 bằng sắt bao quanh phần sân và mở một lối đi riêng.
Đến năm 2011, ông Tuấn bán căn nhà của mẹ mình (bà Nhớn đã chết) cho bà Đặng Thị Loát và xây thêm một bức tường ngăn cách ranh giới đất ngay phía trước cửa nhà của ông Ngọc. Từ đó, hai bên phát sinh tranh chấp. Tại các phiên hòa giải do UBND phường Tam Hòa tổ chức, ông Ngọc cho rằng, vì đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) số AH.920610 năm 2007 với tổng diện tích nhà đất được sử dụng là 53,6m2 nên phần diện tích sân phía trước nhà mình là thuộc quyền sử dụng của gia đình ông.
Trước lý lẽ này, ông Ngọc yêu cầu bức tường đã xây phía trước nhà ông phải đập bỏ. Tuy nhiên, ông Tuấn thắc mắc, việc cấp chứng nhận QSDĐ cho ông Ngọc có nhiều khuất tất, vì sao diện tích lại tăng lên 18,6m2 so với diện tích mà mẹ ông đã chuyển nhượng lại trước đây? Từ nhận định này, ông Tuấn đã gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng yếu cầu điều chỉnh cho phù hợp. “Ông Ngọc cố tình kê khai thêm phần đất của nhà tôi vào hồ sơ đăng ký QSDĐ nên không đưa biên bản giáp ranh tứ cận cho mẹ tôi ký tên. Khi một trong các tứ cận thửa đất không ký xác nhận thì liệu hồ sơ đăng ký QSDĐ thửa đất đó có thể xem là hợp lệ?” - ông Tuấn bức xúc.
* Giải quyết ra sao?
Trong khi đó, lấy lý do có nhà nhưng đến nay không có lối đi nên ông Ngọc đã khởi kiện. Vụ việc đã được Tòa án nhân dân TP.Biên Hòa thụ lý. Tiến hành giải quyết, Tòa án nhân dân TP.Biên Hòa đã ban hành Quyết định “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Theo đó, buộc ông Tuấn và bà Loát phải tháo dỡ hàng rào lưới B40 xây chắn phía trước sân nhà ông Ngọc.
“Tôi nghĩ rằng quyết định trên là vội vàng, thiếu khách quan, không đúng với thực tế, bởi hàng rào đó chúng tôi xây dựng từ năm 2003. Hơn nữa, trên 10 năm nay ông Ngọc không ở và sử dụng lối đi này” - bà Loát nói. Theo bà Loát, căn nhà ông Ngọc mua chủ yếu để nối dài thêm cho căn nhà của mẹ mình. Hai nhà này thông nhau và có mặt tiền hướng ra đường Phạm Văn Thuận. Tuy nhiên, bà Vui (mẹ ông Ngọc) lại cho rằng nhà của bà và con trai không ăn nhập gì nhau. Do đó, không thể cho ông Ngọc đi nhờ qua nhà bà để ra đường công cộng.
Ở đây có thể thấy ý kiến của gia đình bà Loát không phải không có cơ sở. Vì nếu phần diện tích đất sân vườn là của ông Ngọc thì tại sao sau thời điểm ông Tuấn xây hàng rào không ai có ý kiến phản đối? Đây là những vấn đề mà cơ quan chức năng cần làm rõ để có câu trả lời thỏa đáng.
Kim Liễu