Năm Ất Mùi 2015: Con Dê gần gũi với đời sống người Việt
- Họ và tên: ()
- Ngày đăng: 20:30, 19-02-2015
- Lượt xem: 1,374
- Liên hệ người bán
Năm Ất Mùi 2015: Con Dê gần gũi với đời sống người Việt
Năm Giáp Ngọ 2014 đã đi qua và năm Ất Mùi 2015 - năm dê vàng, với kỳ vọng về một năm mới nhiều may mắn, thành công đang đến. Bức tranh dân gian Đông Hồ "Bịt mắt bắt dê". Trong văn hóa Việt Nam, dê là con vật...
5 star
Nội dung chi tiết
Năm Giáp Ngọ 2014 đã đi qua và năm Ất Mùi 2015 - năm dê vàng, với kỳ vọng về một năm mới nhiều may mắn, thành công đang đến.
Trong văn hóa Việt Nam, dê là con vật gần gũi với đời sống người dân và cũng là biểu tượng cho sự sung túc, mang nhiều sức sống sung mãn, đem lại cho con người sự ấm no, hạnh phúc.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, trong văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, dê là con giáp đại biểu cho địa chi Mùi, một chi quan trọng mang ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc. Trong 12 con giáp, dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, thuần hậu và nhanh trí. Dê cái thường tượng trưng cho sức sống, sự sinh sôi phồn thịnh, còn dê đực biểu tượng cho mãnh lực sinh sôi nảy nở.
Giờ Mùi kéo dài từ 13-15 giờ, thời gian mở đầu buổi chiều, con người vừa ăn trưa xong, đang thanh thản nghỉ ngơi và sung mãn bước vào buổi lao động mới. Tháng Mùi là tháng Sáu âm lịch, thời tiết nắng ráo chan hòa, cây cỏ tốt tươi, ra hoa kết quả nhiều nhất trong năm, tháng Sáu này cũng là tháng thu hoạch của người nông dân. Người sinh năm Mùi hay còn gọi là người tuổi dê thường được các cụ đánh giá là mưu trí, năng động, thành đạt và gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.
Ở Việt Nam, dê là một trong số những con vật được người dân thuần hóa, nuôi dưỡng và sớm trở thành vật nuôi trong nhà. Đặc biệt, cùng với trâu và lợn, dê là con vật được sử dụng trong các lễ cúng tế, thường được gọi là lễ tam sinh. Dê cũng tạo ra giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến tâm linh và đời sống văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ, đầu dê với bộ sừng uốn còng là một trong những hình tượng được khắc, vẽ trên vách đá trong nhiều hang động có người ở từ cổ xưa nhưng lại rất ít được thể hiện trên các chất liệu khác. Qua các cổ vật gốm trục vớt được trong các tàu đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) thời gian qua phát hiện nhiều loại họa tiết, hoa văn trang trí cực kỳ phong phú về đề tài, đa dạng về phong cách thể hiện nhưng cũng chỉ thấy một số ít những tiêu bản trang trí, thể hiện hình tượng con dê. Hình tượng con dê trong những cổ vật này cũng được thể hiện không phải trên những đồng cỏ, trong rừng mà trên những đám mây cuộn cách điệu với nhiều động tác đi, nhảy, chạy, ngồi...
Dê cũng là hình ảnh tiêu biểu, thể hiện sinh động trong văn học Việt Nam, đặc biệt là mảng văn học dân gian với các câu ca dao, tục ngữ, vè được nhiều thế hệ người Việt biết đến, thuộc và sử dụng hàng ngày. Có thể kể đến câu ''Bán bò, tậu ruộng, mua dê về cày'', ý của người xưa muốn nói chê trách cách thức làm ăn không biết tính toán. Câu ''Cà kê dê ngỗng'' lại nói về những người chuyên dài dòng văn tự, huyên thuyên những chuyện vặt vãnh, không chuyện gì ra chuyện gì. Hay câu ''Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng''nhằm truyền đạt kinh nghiệm lựa chọn hoạt động phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của mỗi người.
Được nhiều người Việt biết đến nhất là câu thành ngữ ''Treo đầu dê, bán thịt chó'' nói về sự không thống nhất giữa nội dung và hình thức, ý chỉ đến người nói một đằng, làm một nẻo không khớp với nhau. Còn trẻ em nông thôn xưa ắt hẳn là không ai không thuộc bài đồng dao ''Dung dăng dung dẻ''...
Dê cũng xuất hiện nhiều trong hội họa của người Việt Nam, nổi tiếng nhất là bức tranh dân gian Đông Hồ "Bịt mắt bắt dê" khắc họa một cảnh hội Xuân, sau phần lễ có phần hội, trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê đã được đưa vào phần hội này để thanh niên nam nữ vui hội. Hiểu nôm na, mua bức ''Bịt mắt bắt dê'' là đưa không khí Tết, không khí lễ hội ngày Xuân, một trò chơi vui vẻ dân dã về nhà, ước mong không khí vui tươi, phấn khởi sẽ hiện diện trong gia đình. "Bịt mắt bắt dê"cũng là một trò chơi truyền thống của người Việt, thường diễn ra các dịp lễ hội truyền thống.
Tuy đứng sau con ngựa, nhưng con dê cũng biểu tượng cho sự sung túc, mang nhiều sức sống sung mãn, đem lại cho người đời sự ấm no, hạnh phúc. Điều này đã được dân gian tổng kết qua câu ''Năm Ngọ, mã đáo thành công. Năm Mùi, dê béo, rượu nồng phủ phê.'' Bởi vậy, năm Mùi - năm con dê tượng trưng cho sự sung túc, hướng tới ấm no, hạnh phúc, mạnh giàu.../.
Bức tranh dân gian Đông Hồ "Bịt mắt bắt dê". |
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, trong văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, dê là con giáp đại biểu cho địa chi Mùi, một chi quan trọng mang ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc. Trong 12 con giáp, dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, thuần hậu và nhanh trí. Dê cái thường tượng trưng cho sức sống, sự sinh sôi phồn thịnh, còn dê đực biểu tượng cho mãnh lực sinh sôi nảy nở.
Giờ Mùi kéo dài từ 13-15 giờ, thời gian mở đầu buổi chiều, con người vừa ăn trưa xong, đang thanh thản nghỉ ngơi và sung mãn bước vào buổi lao động mới. Tháng Mùi là tháng Sáu âm lịch, thời tiết nắng ráo chan hòa, cây cỏ tốt tươi, ra hoa kết quả nhiều nhất trong năm, tháng Sáu này cũng là tháng thu hoạch của người nông dân. Người sinh năm Mùi hay còn gọi là người tuổi dê thường được các cụ đánh giá là mưu trí, năng động, thành đạt và gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.
Ở Việt Nam, dê là một trong số những con vật được người dân thuần hóa, nuôi dưỡng và sớm trở thành vật nuôi trong nhà. Đặc biệt, cùng với trâu và lợn, dê là con vật được sử dụng trong các lễ cúng tế, thường được gọi là lễ tam sinh. Dê cũng tạo ra giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến tâm linh và đời sống văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ, đầu dê với bộ sừng uốn còng là một trong những hình tượng được khắc, vẽ trên vách đá trong nhiều hang động có người ở từ cổ xưa nhưng lại rất ít được thể hiện trên các chất liệu khác. Qua các cổ vật gốm trục vớt được trong các tàu đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) thời gian qua phát hiện nhiều loại họa tiết, hoa văn trang trí cực kỳ phong phú về đề tài, đa dạng về phong cách thể hiện nhưng cũng chỉ thấy một số ít những tiêu bản trang trí, thể hiện hình tượng con dê. Hình tượng con dê trong những cổ vật này cũng được thể hiện không phải trên những đồng cỏ, trong rừng mà trên những đám mây cuộn cách điệu với nhiều động tác đi, nhảy, chạy, ngồi...
Dê cũng là hình ảnh tiêu biểu, thể hiện sinh động trong văn học Việt Nam, đặc biệt là mảng văn học dân gian với các câu ca dao, tục ngữ, vè được nhiều thế hệ người Việt biết đến, thuộc và sử dụng hàng ngày. Có thể kể đến câu ''Bán bò, tậu ruộng, mua dê về cày'', ý của người xưa muốn nói chê trách cách thức làm ăn không biết tính toán. Câu ''Cà kê dê ngỗng'' lại nói về những người chuyên dài dòng văn tự, huyên thuyên những chuyện vặt vãnh, không chuyện gì ra chuyện gì. Hay câu ''Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng''nhằm truyền đạt kinh nghiệm lựa chọn hoạt động phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của mỗi người.
Được nhiều người Việt biết đến nhất là câu thành ngữ ''Treo đầu dê, bán thịt chó'' nói về sự không thống nhất giữa nội dung và hình thức, ý chỉ đến người nói một đằng, làm một nẻo không khớp với nhau. Còn trẻ em nông thôn xưa ắt hẳn là không ai không thuộc bài đồng dao ''Dung dăng dung dẻ''...
Dê cũng xuất hiện nhiều trong hội họa của người Việt Nam, nổi tiếng nhất là bức tranh dân gian Đông Hồ "Bịt mắt bắt dê" khắc họa một cảnh hội Xuân, sau phần lễ có phần hội, trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê đã được đưa vào phần hội này để thanh niên nam nữ vui hội. Hiểu nôm na, mua bức ''Bịt mắt bắt dê'' là đưa không khí Tết, không khí lễ hội ngày Xuân, một trò chơi vui vẻ dân dã về nhà, ước mong không khí vui tươi, phấn khởi sẽ hiện diện trong gia đình. "Bịt mắt bắt dê"cũng là một trò chơi truyền thống của người Việt, thường diễn ra các dịp lễ hội truyền thống.
Tuy đứng sau con ngựa, nhưng con dê cũng biểu tượng cho sự sung túc, mang nhiều sức sống sung mãn, đem lại cho người đời sự ấm no, hạnh phúc. Điều này đã được dân gian tổng kết qua câu ''Năm Ngọ, mã đáo thành công. Năm Mùi, dê béo, rượu nồng phủ phê.'' Bởi vậy, năm Mùi - năm con dê tượng trưng cho sự sung túc, hướng tới ấm no, hạnh phúc, mạnh giàu.../.
(TTXVN/VIETNAM+)