Kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày
- Họ và tên: lê đức cường (leduccuong01)
- Ngày đăng: 09:47, 27-05-2018
- Lượt xem: 585
- Liên hệ người bán
Kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày
Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày. Tỷ lệ nhiễm chung của người Việt Nam khoảng 70% và chỉ 1-2% số người bị nhiễm HP bị loét dạ dày tá...
lê đức cường
5 star
Nội dung chi tiết
Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày. Tỷ lệ nhiễm chung của người Việt Nam khoảng 70% và chỉ 1-2% số người bị nhiễm HP bị loét dạ dày tá tràng. Vì vậy, Các kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày (http://dakhoapacific.jugem.jp/?eid=9) xét nghiệm chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn HP dạ dày là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe dạ dày cũng như phòng tránh các biến chứng trong tương lai.
1. Nội soi dạ dày xét nghiệm HP
Nội soi can thiệp làm Clo-test chẩn đoán nhiễm H.pylori là kỹ thuật lấy một mẫu bệnh phẩm dạ dày qua nội soi dạ dày sau đó làm Test urease để xác định tình trạng nhiễm HP của mô dạ dày.
2. Test thở tìm vi khuẩn HP
Xét nghiệm Urea qua hơi thở là một test đơn giản cho phép xử lý hơi thở của bệnh nhân để phát hiện nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP). Là xét nghiệm được xem như “tiêu chuẩn vàng” cho chẩn đoán nhiễm khuẩn HP trong phòng thí nghiệm.
Bệnh nhân được cho uống 1 lượng nhỏ ure có gắn 13C. Enzyme urease của HP (nếu có) sẽ nhanh chóng phân hủy ure gắn 13C thành ammoniac và dioxyt cacbon phóng xạ 13CO2. Dioxyt cacbon có hoạt tính phóng xạ này sẽ nhanh chóng chuyển vào máu và đi tới phổi, chúng sẽ được phát hiện qua khí thở ra.
3. Xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân được sử dụng để xác định xem có vi khuẩn Hp trong đường tiêu hóa hay không bằng cách tìm kháng nguyên của vi khuẩn Hp lẫn trong phân. Kháng nguyên là các phần tử kích thích hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm khuẩn.
4. Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP
Bằng cách tìm kháng thể chống lại HP trong máu cho phép xác định trong thời gian gần đây có bị nhiễm HP hay không. Vì kháng thể trong máu giảm rất chậm, do đó sau điều trị diệt hết HP, nồng độ kháng thể vẫn tiếp tục còn lại trong máu của người bệnh sau một thời gian dài, bởi vậy phương pháp này không thể xác định hiện tại bệnh nhân còn nhiễm hay đã hết nhiễm HP.
Tuy nhiên, đây không phải loại xét nghiệm được ưu tiên thực hiện, chỉ những cơ sở không có phương pháp xét nghiệm nào khác mới thực hiện xét nghiệm này. Lý do là vì vi khuẩn HP có thể tồn tại ở một số khu vực khác như khoang miệng, xoang, đường ruột nhưng hoàn toàn không gây bệnh. Lý do thứ hai là mặc dù vi khuẩn HP trong dạ dày đã bị tiệt trừ hết, tuy nhiên, kháng thể kháng HP vẫn có thể lưu hành trong máu trong thời gian một vài tháng tới một vài năm sau đó.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 1900 6049 hay đến địa chỉ 4 - 4B Lê Quý Đôn, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh, Phòng khám Đa khoa Pacific để được bác sĩ tư vấn và giải đáp cụ thể hơn nhé.