Liệt dây thanh quản có nói được không?
- Họ và tên: O Quốc (Oquoc)
- Ngày đăng: 15:37, 24-12-2022
- Lượt xem: 484
- Liên hệ người bán
Liệt dây thanh quản có nói được không?
Liệt dây thanh quảnLiệt dây thanh quản có nói được không? Liệt dây thanh quản là biểu hiện dây thanh quản đã bị tổn thương nghiêm trọng. Khàn tiếng, hụt hơi, đau họng khi nói hoặc nuốt thức ăn… Là những biểu hiện thường gặp...
O Quốc
5 star
Nội dung chi tiết
Liệt dây thanh quản
Liệt dây thanh quản có nói được không? Liệt dây thanh quản là biểu hiện dây thanh quản đã bị tổn thương nghiêm trọng. Khàn tiếng, hụt hơi, đau họng khi nói hoặc nuốt thức ăn… Là những biểu hiện thường gặp của bệnh này. Không được chủ quan và cần phát hiện sớm đẻ điều trị kịp thời.
THẾ NÀO LÀ LIỆT DÂY THANH QUẢN?
Dây thanh quản giữ vai trò vô cùng quan trọng, nhiệm vụ chính của thanh quản đó là phát ra âm thanh. Chủ yếu do tổn thương thần kinh, có thể gây ra nhiều vấn đề như khả năng phát âm.
Liệt dây thanh quản
Liệt dây thanh quản được chia thành các dạng bao gồm:
Liệt 1 bên dây
Thường xảy ra do tổn thương não như u não, đột quỵ, dây thần kinh kiểm soát thanh quản… Mọi độ tuổi và giới tính đều có thể mắc phải bệnh này. Tuy nhiên tỷ lệ nữ giới chiếm phần đông hơn nam giới.
Liệt 2 bên dây
Liệt 2 bên dây là một trong những bệnh lý hiếm gặp và gây đe dọa đến tính mạng. Thông thường, liệt cả 2 bên dây thanh xảy ra do chấn thương khi phẫu thuật. Điển hình ở các vị trí như cổ và ngực, đặt nội khí quản, thoái hóa thần kinh….
TRIỆU CHỨNG CỦA LIỆT DÂY THANH QUẢN
Triệu chứng của người có dây thanh quản bị liệt sẽ có những dấu hiệu sau đây:
Thay đổi giọng nói: Giọng nói trở nên trầm đặc và khó nghe, giống như tiếng thì thầm lớn.
Khàn giọng.
Hơi thở khò khè, ồn ào.
Bệnh nhân thường xuyên bị sặc khi nuốt.
Âm lượng giọng giảm, thậm chí không thể phát ra tiếng nói.
Soi thanh quản thấy hai dây thanh bị khép ở tư thế trung gian, nửa khép nửa mở mặc dù bệnh nhân đang thở hay phát âm. Người bị liệt dây thanh quản bị mất phản xạ bảo vệ phổi. Nên nước và thức ăn sẽ rơi vào đường hô hấp dưới gây viêm phổi, áp – xe phổi.
Liệt dây thanh quản
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LIỆT DÂY THANH QUẢN
Hiện nay, nhiều trường hợp bệnh nhân được ghi nhận mắc bệnh liệt dây thanh ngày càng tăng. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng mà chúng ta không thể chủ quan.
Một số nguyên nhân có thể kể đến là:
Chấn thương cổ ngực
Đột quỵ
Chấn thương dây thanh quản
Khối u
Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng có thể gây viêm và ảnh hưởng trực tiếp các dây thần kinh thanh quản.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Liệt dây thanh quản trong thời gian dài có thể gây ra nghẹt thở (nguy cơ tử vong rất cao).
Liệt dây thanh quản
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THANH QUẢN
Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng liệt dây thanh quản. Người bệnh sẽ được điều trị theo phương pháp khác nhau.
Trị liệu bằng giọng nói
Liệu pháp giọng nói là một phương thức vật lý trị liệu cho các cơ lớn bị liệt. bệnh nhân thực hiện một số bài tập và hoạt động đặc biệt để tăng cường dây thanh quản, cải thiện hơi thở, kiểm soát giọng nói.
Phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
Tiêm chất làm đầy: liệt dây thanh quản có thể khiến các cơ trở nên mỏng và yếu. Để khiến cơ dày và khỏe hơn, bác sĩ có thể tiêm vào dây thanh mỡ tự thân, acid hyaluronic, collagen hoặc một số chất làm đầy khác.
Chuyển vị dây thanh: di chuyển cửa sổ mô từ bên ngoài vào trong thanh quản. Đẩy dây thanh bị liệt về giữa thanh quản, giúp dây thanh quản hoạt động tốt hơn.
Mở khí quản: nếu cả hai dây thanh bị liệt khép hoàn toàn, luồng không khí đi vào phổi. Khi đó, không khí có thể đi theo đường ống qua các dây thanh bị liệt. Giúp bệnh nhân tình trạng khó thở.
Liệt dây thanh quản
Nguồn: https://dakhoamientrung.vn/liet-day-thanh-quan-co-noi-duoc%20khong-da-nang-quang-nam.html