Ngoài ra, bệnh hôi miệng còn xuất phát do ăn nhiều thực phẩm có mùi như hành, tỏi, hay thường xuyên hút thuốc lá uống rượu bia cũng gây nên chứng bệnh hôi miệng. Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng, viêm nha chu, viêm tủy, khô miệng cũng là nguyên nhân lớn gây ra hôi miệng. Hoặc một số người có vấn đề về răng miệng bẩm sinh, người bị bệnh lý về nướu như nướu bị sưng, chảy máu chân răng khá nhiều cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây hôi miệng.
Những nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến
- Họ và tên: phammanhtien (phammanhtien)
- Ngày đăng: 08:51, 18-10-2016
- Lượt xem: 1,080
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Hôi miệng là một trong những bệnh lý phổ biến mà nhiều người mắc phải. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, hôi miệng còn khiến bạn cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Vậy nguyên nhân gây hôi miệng là gì và cách chữa nào hiệu quả nhất?
Bệnh hôi miệng luôn làm cho bạn cảm thấy mất tự nhiên và ngại ngùng khi giao tiếp.
Nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng
Hôi miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên gây ra hôi miệng chính là cao răng. Khi chăm sóc vệ sinh răng miệng không đúng cách, đặc biệt sau mỗi bữa ăn không đánh răng thì vi khuẩn dần dần sẽ hình thành trong khoang miệng, tạo nên các mảng bám cao răng. Đồng thời, trong miệng của chúng ta có rất nhiều loại vi khuẩn và các mùi được sản sinh do sự phân hủy của protein thành các axit amin, kết hợp với mảng bám cao răng gây ra mùi hôi cho hơi thở.
Cao răng là nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng.
Chữa trị bệnh hôi miệng như thế nào?
Tuy hôi miệng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây chướng ngại lớn đến tâm lý của những người mắc phải chứng bệnh này. Do đó, tìm cách chữa trị triệt để bệnh hôi miệng luôn là mối quan tâm của nhiều người.
– Ý thức vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề hàng đầu nhằm ngăn chặn và chữa trị các bệnh lý răng miệng. Thường xuyên đánh răng, vệ sinh bằng nước miệng sau mỗi lần ăn, dùng chỉ nha khoa để lấy sạch các mảng bám nhỏ trên răng.
Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, dùng nước súc miệng, sử dụng chỉ nha khoa để nhằm tránh vi khuẩn gây hôi miệng.
– Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm gây mùi, tránh uống bia rượu nhiều, hạn chế hút thuốc lá. Thay vào đó, hãy ăn các loại thực phẩm, trái cây có độ giòn, vitamin C nhiều.
– Thường xuyên kiểm tra định kỳ răng miệng từ 3 đến 6 tháng/ lần để lấy cao răng. Sẵn tiện, lúc này bác sĩ sẽ có dịp xem xét và phát hiện cũng như ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh.
– Một khi phát hiện triệu chứng hôi miệng, bạn nên nhanh chóng tìm đến gặp bác sĩ để thăm khám và xác định rõ nguyên nhân, lúc đó sẽ có cách điều trị thích hợp nhất.
– Áp dụng các phương thức, mẹo chữa hôi miệng tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên như vỏ chanh, cam, gừng tươi, các hương liệu tạo mùi thơm…để khắc phục mùi hôi miệng.
Hôi miệng không chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống và đặc biệt trong giao tiếp, khiến chúng ta mặc cảm khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Do đó nếu phát hiện thấy những bất thường về răng miệng hoặc hôi miệng, bạn nên đi thăm khám nha sĩ để xác định rõ nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp nhất.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn mong rằng với những thông tin về bệnh lý hôi miệng trên sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân và từ đó biết được cách chữa trị. Mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan, hãy gọi đến tổng đài 19006899 của chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhất.
Nguồn:goo.gl/o68RWT