Chảy máu chân răng khi đánh răng là bệnh gì?
- Họ và tên: phammanhtien (phammanhtien)
- Ngày đăng: 08:18, 30-09-2016
- Lượt xem: 1,178
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Chào bác sĩ. Dạo này tôi hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Những lần đầu tôi nghĩ là do mình đánh răng mạnh quá nên những lần sau tôi đã nhẹ tay hơn nhưng chân răng vẫn bị chảy máu. Vậy bác sĩ có thể cho tôi được biết là tôi bị bệnh gì và chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Xin cám ơn bác sĩ!
(Minh Hoàng, Phú Thọ)
Bác sĩ trả lời:
Chào Minh Hoàng, cám ơn bạn đã quan tâm và gửi thư về chuyện mục tư vấn nha khoa của Trung tâm Nha khoa của chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Chảy máu răng, đúng hơn ở nướu răng, là tình trạng chân răng bị tổn thương do sự tích tụ mảng bám quá mức làm cho lợi bị viêm, sưng đỏ dễ chảy máu khi đánh răng, hay đụng vào. Tuy chỗ bị viêm chỉ hơi sưng có viền cổ răng, không đau nhưng dễ chảy máu ở chân răng. Có nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng như: vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng thường xuyên và không lấy vôi răng định kỳ, ăn uống thiếu chất
Do sự tích tụ mảng bám quá mức làm cho lợi bị viêm, sưng đỏ dễ chảy máu khi đánh răng, hay đụng vào
Chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của một bệnh lý của cơ thể như đái tháo đường, tim mạch, bệnh về máu, bệnh về gan gây rối loạn đông máu do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K hoặc do thiếu vitamin… Nhưng nguyên nhân chính đa số là do giữ vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng (là những chất muối khoáng trong nước bọt đọng lại trên cổ răng) bám quanh răng cùng với vi khuẩn làm thành lớp mảng bám bẩn dễ gây viêm lợi và sâu răng hoặc do một số bệnh lý toàn thân gây ra tình trạng viêm lợi và dễ chảy máu răng.
Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng không phải bệnh quá nguy hiểm, cũng không lây lan. Tuy nhiên, nếu không chữa bệnh chảy máu chân răng kịp thời sẽ phát triển thành bệnh mãn tính, kéo dài và có thể tái phát từng đợt bất kỳ lúc nào, nhất là lúc sức đề kháng của cơ thể giảm sút và còn để lại những biến chứng như: tổn thương lợi, hủy hoại xương ổ răng, xương răng, gây đau nhức, thậm chí mất răng, mất khả năng nhai nghiền thức ăn, hôi miệng – gây mất tự tin trong giao tiếp.
Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh cần đến gặp bác sĩ nha khoa để khám và chẩn đoán càng sớm càng tốt xác định chính xác nguyên nhân của bệnh để chon phương pháp điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó, bạn nên có thói quen chăm sóc răng miệng chu đáo để phòng tránh các bệnh về răng miệng bằng cách đánh răng hàng ngày (ngày 2 lần) và sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải răng 3 tháng/lần…