Tìm hiểu Động thai bao lâu thì hết
- Họ và tên: nguyễn anh (yeucon88)
- Ngày đăng: 16:18, 26-03-2019
- Lượt xem: 791
- Liên hệ người bán
Tìm hiểu Động thai bao lâu thì hết
Động thai là 1 trong những biến chứng thai kì nguy hiểm nhất. Vì thế mà chị em luôn thắc mắc bị động thai bao lâu thì hết và làm gì khi bị động thai. Đây cũng là 1 vấn đề được nhà thuốc chú trọng nghiên cứu để có thể giải...
nguyễn anh
5 star
Nội dung chi tiết
Động thai là 1 trong những biến chứng thai kì nguy hiểm nhất. Vì thế mà chị em luôn thắc mắc bị động thai bao lâu thì hết và làm gì khi bị động thai. Đây cũng là 1 vấn đề được nhà thuốc chú trọng nghiên cứu để có thể giải đáp cho các mẹ thỏa đáng nhất trong bài viết này.
Động thai là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu
Động thai là gì
Để biết động thai bao lâu thì hết, trước hết phải tìm hiểu cẩm nang mang thai về hiện tượng này đã. Động thai là hiện tượng thai nhi bị tác động mạnh, có thể từ môi trường bên ngoài hoặc từ chính bên trong cơ thể mẹ, có nguy cơ dẫn đến sảy thai. Hiện tượng này có thể xảy ra trong suốt thai kì nhưng 80% sẽ đến trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu mang thai).
Dấu hiệu phổ biến nhất của động thai chính là ra máu khi mang thai. Ngoài ra mẹ bầu còn có thể bị đau bụng, trướng bụng, đau lưng và dịch nhờ âm đạo tiết nhiều hơn.
Nguyên nhân động thai cũng có rất nhiều và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc động thai bao lâu thì hết. Nhưng nhìn chung sẽ có 5 nguyên nhân chính:
- Trứng được thụ tinh nhưng lại chưa được thuận lợi
- Mẹ bầu có tiền sử các bệnh về máu, bệnh tử cung hoặc khí huyết suy nhược…
- Mẹ bầu làm việc quá sức, ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ dẫn đến thiếu dinh dưỡng.
- Mẹ bầu mắc phải một số bệnh như: bệnh mãn tính, bệnh tim, mất cân bằng nội tiết, sốt cao…
- Một số trường hợp có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể.
Động thai bao lâu thì hết
Động thai bao lau thì hết còn tùy thuộc vào cơ địa và cách xử lý động thai của mỗi chị em. Khi mẹ áp dụng chế độ ăn lành mạnh dành cho bà bầu, nghỉ ngơi điều độ, uống củ gai tươi cùng với sự điều trị của bác sĩ thì sẽ rất nhanh chóng giảm thiểu tình trạng động thai này nhé. Ngược lại nếu các mẹ không biết làm gì khi bị động thai và chìm trong hoang mang lo sợ thì chỉ càng khiến cho mẹ tình trạng tồi tệ hơn và càng lâu khỏi.
Thông thường trong 1 tháng có thể ổn định khá nhiều, nhưng để chính xác thì phải theo cơ thể của mỗi chị em phụ nữ có một thể chất khác nhau nên tình trạng và thời gian ổn định cũng khác nhau hoàn toàn. Các mẹ nhớ khi chưa biết động thai nên làm gì thì các mẹ phải xin tư vấn từ bác sỹ nhé.
Làm gì khi bị động thai
Để có câu trả lời chi tiết cho câu hỏi bị động thai nên làm gì, chị em đọc tiếp phần dưới đây nhé.
Nghỉ ngơi, thư giãn
- Mang thai những tuần đầu, mẹ bầu nên thường xuyên nghỉ ngơi, theo dõi những biểu hiện của cơ thể xem có gì khác thường không. Khi thấy những dấu hiệu động thai như đau bụng, chảy máu vùng kín thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Sau đó, mẹ nên nằm nghỉ ngơi trên giường và không nên làm bất cứ việc gì. Nếu đã nghỉ ngơi mà tình trạng có vẻ không khá hơn và có dấu hiệu tăng nặng thì bạn cần nhập viện để theo dõi và xử trí bằng thuốc giảm cơn co tử cung.
Khám thai định kỳ
- Các mẹ cũng không nên chờ đến lúc phải hỏi bác sỹ làm gì khi bị động thai mà hãy chủ động phòng tránh trước khi hiện tượng này xảy ra. Việc khám thai định kỳ nên được mẹ bầu thực hiện ngay những ngày đầu khi biết mình mang thai để theo dõi sức khoẻ mẹ và bé một cách chặt chẽ nhất. Khi khám thai, các bác sĩ sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin dấu hiệu, nguyên nhân bị động thai và những nguy cơ tiềm ẩn của việc sảy thai. Đồng thời sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu.
Tránh tinh thần căng thẳng, lo âu
- Các nghiên cứu khoa học cho thấy động thai bao lâu thì hết phụ thuộc nhiều vào tinh thần của mẹ. Vì vậy, Bà bầu nên giữ tư tưởng lạc quan và thoải mái nhé! Đừng quá lo lắng vì càng lo lắng sẽ càng bất an và làm cho thai nhi càng bị “động” hơn. Và hãy nhớ rằng một khi đã có hiện tượng động thai xảy ra thì những tháng kế tiếp bạn phải hết sức nâng niu cơ thể, không được làm việc nặng, thức khuya, tránh căng thẳng với công việc hay lo toan chợ búa, việc nhà gì nữa. Hãy nhường công việc này lại cho các ông chồng hay người thân trong gia đình các mẹ nhé!
Chú trọng chế độ ăn uống
Làm gì khi bị động thai? Chính là ăn uống theo chế độ khoa học, hợp lý.
- Thức ăn cho mẹ bầu bị động thai nên mềm, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, nhiều rau củ quả tươi. Mẹ tuyệt đối không hút thuốc lá và tránh ngửi khói thuốc, uống rượu và ăn nhiều đồ cay nóng, thức ăn tái sống. Những loại thực phẩm này đều khiến mẹ bị kích thích mạnh, dễ lặp lại tình trạng động thai.
- Chế độ dinh dưỡng đối với những bà bầu bị động thai rất quan trọng. Mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì thai nhi mới “an thai” được. Nên uống bổ sung viên sắt theo hướng dẫn của bác sĩ vì thiếu máu có thể gây nên tình trạng suy dinh dưỡng của thai nhi và dẫn tới động thai, sẩy thai.
- Củ gai tươi chính là 1 loại thực phẩm vô cùng hữu hiệu trong phòng tránh và điều trị động thai nhé các mẹ.
“Cấm” quan hệ vợ chồng
- Trong thời điểm “nhạy cảm” này, mẹ bầu nên kiêng chuyện quan hệ khi mang thai, nhất là đối với những mẹ bầu mang thai lần đầu và những mẹ có tiền sử sảy thai trước đó. Những động tác kích thích bầu ngực và vùng kín sẽ gây ra các cơn co tử cung, gây động thai.
Tránh xoa bóp bụng
- Việc mẹ bầu thường xuyên xoa bụng bầu chính là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng động thai thậm chí là sảy thai. Vì thế, khi được chẩn đoán là động thai, mẹ bầu không nên xoa bóp bụng. Việc này sẽ gây nên các cơn co thắt tử cung và làm tình trạng của mẹ bầu càng thêm tồi tệ hơn.