Vương Não Khang
- Họ và tên: bacsi thoa (bacsithoa)
- Ngày đăng: 16:17, 01-04-2019
- Lượt xem: 775
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Khi trẻ bị chậm nói các bậc phụ huynh cần hiểu rõ đó là khả năng nói của con chậm hơn so với mốc phát triển thông thường. Mỗi một trẻ là một cá thể độc lập nên giai đoạn phát triển của mỗi trẻ sẽ khác nhau, có trẻ có thể bập bẹ những từ đơn giản đầu tiên vào 12 tháng tuổi, có trẻ tháng thứ 24 mới bập bẹ. Dù thời điểm trẻ học nói không giống nhau song thường trẻ sẽ bắt đầu học nói từ tháng thứ 18. Nếu 2 tuổi mà chưa nói được thì coi là trẻ chậm nói.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói
Có một thực tế phải thừa nhận rằng, hiện nay số lượng trẻ bị chậm nói ngày càng tăng. Trẻ chậm nói được chia thành 2 dạng là trẻ chậm nói đơn thuần và trẻ chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ. Việc đầu tiên các bậc phụ huynh cần làm là xác định trẻ thuộc dạng nào và nguyên nhân trẻ chậm nói là do đâu?
Trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ chậm nói đơn thuần là trẻ không đủ vốn từ vựng để diễn tả ý muốn nói, trẻ vẫn hiểu những lời nói và thực hiện được mệnh lệnh đơn giản. Mặt khác chúng ta dễ nhận ra biểu hiện của trẻ muốn nói lại không biết nói thế nào hoặc trẻ chỉ nói được một từ đơn. Trẻ chậm nói đơn thuần có sự hạn chế về giao tiếp nhưng các mặt như vậy động, thể chật và tinh thần hoàn toàn bình thường. Những nguyên nhân gây ra chậm nói đơn thuần như:
Do môi trường
- Cha mẹ cho trẻ xem ti vi và điện thoại quá sớm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, góp phần gia tăng và làm nặng thêm tình trạng trẻ chậm nói.
- Trẻ phát triển trong môi trường giao tiếp bằng hai hoặc nhiều ngôn ngữ.
- Chất lượng sống hạn chế như: suy dinh dưỡng, thiếu sự quan tâm, chăm sóc…
Do yếu tố bệnh lý
- Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân mất đi thính lực của trẻ dẫn tới việc trẻ bị chậm nói.
- Do dị tật cơ quan phát âm, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
- Do chấn thương sọ não, viêm não, động kinh.
- Có thể do di truyền.
Do vấn đề tâm lý
- Trong quá trình phát triển trẻ bị cú sốc tâm lý.
- Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu tình thương của bố mẹ, trẻ bị ngược đãi trong quá trình phát triển.
- Do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến trẻ, cha mẹ ít nói chuyện với con, khiến cho trẻ chỉ nhận thông tin một chiều, không có sự phản hồi.
- Quá cưng chiều cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, lười nói.
Trẻ chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ
Chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ, ngoài việc chậm nói thông thường trẻ có thêm một vài các dấu hiệu trẻ chậm nói khác như: khả năng hiểu lời của trẻ không tốt, hành vi bất thường và lặp lại, khó ngủ, giấc ngủ không sâu, khó hòa nhập, thích ngồi một mình. Khi trẻ có nhiều biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa tâm bệnh để làm test tâm lý và loại trừ. trẻ bị chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ có thể do các nguyên nhân sau gây ra.
Do tự kỷ
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển xuất hiện sớm trong những năm đầu đời của trẻ đặc trưng bởi sự chậm nói của trẻ, không có khả năng giao tiếp, hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Với nguyên nhân chậm nói do tự kỷ, cha mẹ cần phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để sớm đưa trẻ hòa nhập với cuộc sống.
Do bại não
Bại não là tình trạng não bộ bị tổn thương kiến trẻ không thể điều khiển các hoạt động một cách bình thường. Trẻ bị bại não thường có những biểu hiện như: Trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn khả năng học tập, động kinh, các vấn đề về thính giác, thị giác. Nếu được điều trị kịp thời, phần lớn trẻ bị bại não có những biến chuyến rất khả quan.
Do chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm nói là biểu hiện đầu tiên của trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt những điều mình muốn. Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ có nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ nặng trẻ sẽ không thể nói và giao tiếp với mọi người, những trẻ này cần có người ở bên để chăm sóc theo dõi sát thường xuyên.
Do chậm phát triển ngôn ngữ
Biểu hiện đầu tiên của chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng chậm nói ở trẻ, có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng này như:
- Trẻ gặp vấn đề về thính giác
- Hội chứng hạn chế năng lực biểu đạt ngôn ngữ.
- Rối loạn khả năng đọc.
- Tổn thương não bộ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói so với cột mốc độ tuổi
Có rất nhiều dấu hiệu cũng như triệu chứng khi trẻ bị chậm nói. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói trong từng giai đoạn tuổi của trẻ.
Trẻ chậm nói ở giai đoạn 12- 15 tháng tuổi
- Trẻ không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “bà”.
- Trẻ chậm nói không bi bô, phát ra các phụ âm (ví dụ p hoặc b).
- Trẻ không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, hoặc chỉ tay vào các đồ vật mà mình muốn.
- Trẻ không phản ứng khi được gọi tên.
- Trẻ không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”.
- Trẻ không quan tâm tới thế giới xung quanh.
- Trẻ không nói được từ nào.
- Trẻ không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi.
Trẻ chậm nói ở giai đoạn 16 – 24 tháng tuổi
- Trẻ không thể chỉ vào các bộ phận trên cơ thể khi được yêu cầu như: mắt, mũi, miệng,…
- Chưa nói được hoặc nói rõ được các từ như “mẹ”, “bế”…
- Trẻ không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn cũng là dấu hiệu của trẻ chậm nói.
- Trẻ không đáp lại bằng lời nói cũng như cử chỉ khi được hỏi.
- Không thể ghép được 2 từ để nói.
- Không biết chức năng của một vài đồ vật quen thuộc trong nhà.
- Không thể bắt chước hành động của một người nào đó.
Trẻ chậm nói ở giai đoạn từ 2 – 3 tuổi
- Trẻ chậm nói, không nói được câu đơn giản có 2- 4 từ.
- Trẻ không thể gọi tên các bộ phận trên cơ thể.
- Trẻ không thể nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần, chẳng hạn một bài thơ ngắn.
- Trẻ không biết đặt các câu hỏi đơn giản.
Trẻ chậm nói trên 3 tuổi
- Lời nói của trẻ không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu.
- Trẻ hay nói lắp bắp (rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ), khi nói vẻ mặt của bé hay nhăn nhó.
- Trẻ khó ghép từ thành câu ngắn.
- Trẻ không hiểu câu hỏi hoặc chỉ dẫn của người khác.
- Trẻ chậm nói, chưa phát âm rõ các từ
- Trẻ không hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau” .