Đất ODT là gì - 4 câu hỏi giãi mã đất ở đô thị ODT
- Họ và tên: dai viet seo (daivietseo1)
- Ngày đăng: 10:22, 21-11-2022
- Lượt xem: 485
- Liên hệ người bán
Đất ODT là gì - 4 câu hỏi giãi mã đất ở đô thị ODT
1. Đất ODT Là Gì?Theo quy định hiện hành, đất đai ở nước ta được chia thành ba nhóm chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa qua sử dụng. Tùy từng phân loại khác nhau sẽ có những ký hiệu khác nhau trên bản đồ...
dai viet seo
5 star
Nội dung chi tiết
1. Đất ODT Là Gì?
Theo quy định hiện hành, đất đai ở nước ta được chia thành ba nhóm chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa qua sử dụng. Tùy từng phân loại khác nhau sẽ có những ký hiệu khác nhau trên bản đồ địa chính. Và một trong những nhóm đất đang được nhiều người quan tâm và chú trọng đầu tư hiện nay đó là đất ODT. Vậy, đất ODT là đất gì?
Làm rõ đất ODT là đất gì
Phục lục kèm theo của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT là căn cứ để giải đáp thắc mắc loại đất ODT là gì. Theo đó, đất ODT là ký hiệu đất ở đô thị (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp). Bộ Tài Nguyên và Môi Trường có quy định đất ODT bao gồm đất dùng để xây nhà ở, công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tổng diện tích phải nằm trong các khu đô thị (nội - ngoại thành thuộc thành phố; nội - ngoại thị thuộc thị xã, thị trấn). Như vậy, đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc "đất ODT có được xây nhà không" của nhiều độc giả.
Nhóm đất ODT thuộc sự quản lý của Nhà nước, các vấn đề về sử dụng, mua bán, tặng cho,... được quy định cụ thể trong Luật đất đai và văn bản hướng dẫn kèm theo. Do đó, người sở hữu cần phải tuân theo trình tự luật định, tránh sai phạm dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
ODT là nhóm đất được rất nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản hướng đến
Mục đích sử dụng đất ODT là gì
Bên cạnh thắc mắc ODT là đất gì, không ít người băn khoăn đất đô thị có phải đất thổ cư? Để giải đáp vấn đề này, cần căn cứ vào mục đích sử dụng của nhóm đất ODT được quy định tại Khoản 1 Điều 144 Luật Đất đai hiện hành:
Sử dụng để xây các công trình nhà ở tại đô thị.
Sử dụng để xây những hạn mục phục vụ cho quá trình sinh hoạt.
Trong cùng một diện tích đất ODT gắng liền với nhà ở, có thể tạo dựng một số công trình như hồ, ao, vườn,...
Như vậy, ODT chính là đất thổ cư, người sở hữu có thể xây dựng các công trình nhà ở trên diện tích đó. Nếu có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng, cần phải theo đúng trình tự luật định, định hướng quy hoạch, trật tự an ninh hay vấn đề môi trường,... Hoặc khi thực hiện chuyển quyền sử dụng (mua bán), chuyển nhượng thì mọi thủ tục phải tuân thủ các quy định như đối với đất thổ cư.
Cần sử dụng đất đúng mục đích đã đăng ký để không bị xử phạt
2. Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Đất Đô Thị ODT
Việc tìm hiểu những quy định về đất ODT đóng vai trò quan trọng đối với người sở hữu. Thông qua đó có thể khai thác, sử dụng một cách hiệu quả và hạn chế tối đa được những sai phạm không đáng có.
Đất ODT có thời hạn sử dụng bao lâu?
Khác với một số loại đất thương mại, nông nghiệp có thời hạn sử dụng dao động từ 50 đến 70 năm. ODT thuộc nhóm đất thổ cư nên căn cư tại Điều 125 Luật đất đai hiện hành, đất ODT có thời hạn sử dụng ổn định và lâu dài, thường sẽ không có một quy định giới hạn cụ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp trở thành đất thuộc diện giải tỏa, người sở hữu cần giao đất lại cho cơ quan có thẩm quyền và nhận đền bù ngang mức giá đất của nhà nước cũng như một số hỗ trợ khác kèm theo.
Đất ở đô thị có phải đóng thuế không?
Thuế sử dụng đất là một khoản tiền nhất định mà người sở hữu đất (thuộc đối tượng chịu thuế) phải đóng vào ngân sách nhà nước trong suốt quá trình sử dụng. Thuế sử dụng đất được phân thành 2 loại cơ bản là thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Do đó, ODT là đất thuộc nhóm phi nông nghiệp nên người sở hữu đất có nghĩa vụ nộp thuế theo định kỳ hằng năm.
Số thuế cần nộp sẽ bằng số thuế phát sinh trừ đi số thuế được cơ quan nhà nước cho phép miễn, giảm nếu có. Trong đó, công thức tính số thuế phát sinh sẽ là (diện tích đất × giá hiện tại của 1m2 đất) × thuế suất.
Những quy định về đất ở đô thị là gì luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm
Hạn mức giao đất ở đô thị
Khái niệm về hạn mức giao đất được hiểu là tổng diện tích tối đa mà người có nhu cầu sử dụng được được nhà nước giao hoặc nhận chuyển nhượng từ đối tượng khác do quá trình khai hoang có được. Để xác định chính xác diện tích đất có nằm trong hạn mức quy định hay không, cần căn cứ vào quyết định về hạn mức đất do UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành. Từ đó có thể xem xét đến vấn đề tách thửa, dồn thửa hay một số nghĩa vụ tài chính có liên quan.
Quy định về hạn mức đất đô thị được biểu hiện chi tiết tại Điều 144 Luật Đất đai hiện hành, cụ thể như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định hạn mức đất ODT giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để thực hiện xây nhà trong trường hợp chưa có đủ điều kiện để được giao đất theo dự án đầu tư hoặc diện tích tối thiểu khi thực hiện tách thửa. Quy trình này phải dựa vào ba căn cứ cơ bản đó là tình trạng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và thực trạng trạng quỹ đất địa phương.
- Khi chuyển đổi đất ODT sang đất xây dựng để phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất cần phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt. Đồng thời, đảm bảo tuân thủ về trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường đô thị.
Tùy thuộc vào từng địa phương, giai đoạn mà hạn mức giao đất sẽ khác nhau
Đất ODT có được xây nhà không?
Người dân là chủ sở hữu hợp pháp mảnh đất có quyền xây nhà ở và các công trình phục vụ đời sống khác phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị chung của địa phương tại mảnh đất đó.
CÒN TIẾP ....
Đọc tiếp tại : https://batdongsan.com.vn/wiki-quy-hoach-phap-ly/dat-odt-la-gi-ar107491