5 điều lưu ý khi tiến hành lập kế hoạch kinh doanh
- Họ và tên: Sapo (mktcofo123)
- Ngày đăng: 09:25, 24-08-2015
- Lượt xem: 1,080
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết mà bất cứ công việc kinh doanh cho dù đó là 1 cửa hàng nhỏ hay 1 doanh nghiệp lớn phải thực hiện. Không chỉ cho quá trình làm việc thực hiện mục tiêu nhanh chóng hơn mà còn hạn chế tối đa rủi ro và các chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý vài điều khi lên kế hoạch này:
Kỹ năng bán hàng: Kế hoạch kinh doanh chung chung, không rõ ràng
Đừng bao giờ nghĩ rằng bản kế hoạch kinh doanh là để cho có. Nó không những là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh mà trong đó còn dự trù mọi biến động và tạo lợi thế giúp bạn bước đi vững chắc hơn. Đồng thời, đối với một số doanh nghiệp, bản kế hoạch kinh doanh còn là 1 yếu tố tiên quyết đến việc thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Và tất nhiên, sẽ không có nhà đầu tư nào lựa chọn một doanh nghiệp không có suy nghĩ sâu sắc mà đưa ra một kế hoạch mơ hồ. Vì thế, kế hoạch của bạn càng rõ ràng và chi tiết bao nhiêu, việc kinh doanh của bạn cũng sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi bấy nhiêu.
Nghiên cứu thị trường bán hàng hời hợt
Nghiên cứu thị trường hời hợt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh của bạn. Trong bước nghiên cứu thị trường bạn cần phải tìm hiểu về xu hướng thị trường, các đối thủ cạnh tranh, thói quen mua hàng của khách hàng để có thể bán hàng một cách hiệu quả hơn… Nghiên cứu về thị trường một cách hời hợt sẽ khiến cho bạn lầm tưởng phân khúc thị trường của chính mình, đánh giá sai đối thủ và không nắm bắt chính xác được thói quen, động lực cũng như những mối lo ngại của khách hàng trong lĩnh vực ngành nghề của bạn. Thay vào đó, hãy nghiên cứu sâu và suy nghĩ thấu đáo để xác định được tiềm năng thực sự của thị trường tới tầm nào và có những ngõ ngách nào bạn có thể tập trung.
Đưa ra quá nhiều điều ưu tiên: Trong bản kế hoạch kinh doanh nào cũng đều có những giả định và các yếu tố ưu tiên. Tuy nhiên, việc đưa ra quá nhiều ưu tiên sẽ khiến cho bản kế hoạch thiếu sự tập trung thống nhất về mục tiêu. Tốt nhất, 1 bản kế hoạch chỉ nên tập trung 3-4 ưu tiên để tập trung cao độ và cũng dễ dàng thực hiện hơn.
Coi nhẹ công tác dự phòng và quản trị rủi ro:Không có một nhà kinh doanh nào có thể đứng ra đảm bảo rằng trong suốt quá trình kinh doanh không bao giờ xảy ra những rủi ro đáng tiếc nào. Bạn cũng vậy, bạn cần phải suy nghĩ sâu sắc, lường trước mọi rủi ro có thể đến với mình trong tương lai. Tuy nhiên, đừng đưa ra rồi để đó mà cần thiết hơn cả, bạn nên có công tác dự phòng và quản trị những trường hợp đó một cách chi tiết và chuyên nghiệp. Một khi bạn coi nhẹ việc này, những rủi ro thường sẽ đến bất ngờ và làm bạn “không kịp trở tay” khiến rất khó để bạn đứng vững trên thương trường. Kế hoạch tài chính phi thực tế:Một điều mà bạn cần phải xác định rõ đó là dù cho ý tưởng kinh doanh của bạn có lớn đến đâu thì vấn đề tài chính vẫn là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp. Bạn cần phải xác định nguồn tài chính tài trợ cho kế hoạch này là đâu ví dụ như nguồn vốn vay, vốn sẵn có và chúng sẽ được sử dụng như thế nào, dẫn đến kết quả ra sao. hay nói cách khác là mô tả quá trình đi của dòng tiền. Hay đơn giản là dự trù kinh phí để duy trì hoạt động trong thời gian bắt đầu kinh doanh mà nếu không có nó, mặc dù ý tưởng kinh doanh khá tiềm năng nhưng rất khó để doanh nghiệp tồn tại qua cửa ải khó khăn ban đầu.