Làm thế nào để khởi nghiệp kinh doanh thành công
- Họ và tên: Sapo (mktcofo123)
- Ngày đăng: 15:52, 23-06-2015
- Lượt xem: 1,032
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Bước khởi nghiệp kinh doanh là bước đầu tiê và cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng con đường kinh doanh của mỗi cá nhân. Nếu xác định 1 cách đúng đắn bạn sẽ có con đường đúng cho riêng mình, nếu lệch lạc bạn sẽ dễ mắc phải thất bại nhiều hơn. Vì vậy để quá trình có được hiệu quả cao mỗi nhà kinh doanh cần xác định cho mình các bước cơ bản sau:
1. Định vị thị trường:
Bạn phải nhận thức rõ thị trường mà mình sẽ “sống” trong đó, quan trọng hơn, bạn phải xác định được đâu là thị trường mục tiêu, đồng nghĩa với khách hàng mục tiêu. Thị trường mục tiêu có thể được hiểu là những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng có nhu cầu cũng như sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Để không mắc sai lầm khi lựa chọn thị trường mục tiêu, bạn phải tiến hành phân đoạn thị trường. Chỉ có cách này bạn mới tìm ra kẽ hở của thị trường và tìm cách khai thác nó.
2.Phát triển sản phẩm và dịch vụ:
Nhu cầu của con người ngày càng khắt khe hơn theo chiều hướng mong muốn sử dụng những sản phẩm và dịch vụ có tính tiện ích cao hơn. Không đáp ứng được điều này doanh nghiệp sẽ mất hết khách hàng và đồng nghĩa với cái chết gần kề.
3.Có đầy đủ các nguồn lực cần thiết:
Doanh nghiệp dù đã có tầm hiểu biết sâu sắc về thị trường và sản phẩm định cung cấp mà không có đủ nguồn lực thì cũng không thể nào phát triển được. Các nguồn lực cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có là: vốn, cơ sở vật chất, và nguồn nhân lực. Một nguồn lực quan trọng có thể bổ sung thêm chính là năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo – kẻ nắm trong tay sinh mạng của những công ty.
4.Xây dựng văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đã được nói đến rất nhiều trong những năm gần đây cho thấy nó là một yếu tố có vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp. Không có một chuẩn mực nào của việc xây dựng VHDN. Mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một VHND đặc trưng của riêng doanh nghiệp mình. VHDN chính là linh hồn, là lý tưởng, là niềm tin của doanh nghiệp và nó đòi hỏi được xây đắp bởi toàn bộ đội ngũ nhân viên của công ty.