5 công trình kiến trúc cổ Việt Nam nhất định nên đến thăm
- Họ và tên: dai viet seo (daivietseo1)
- Ngày đăng: 10:27, 03-09-2020
- Lượt xem: 339
- Liên hệ người bán
5 công trình kiến trúc cổ Việt Nam nhất định nên đến thăm
Các công trình kiến trúc cổ Việt Nam không chỉ là cơ hội để thế hệ trẻ khám phá, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, là niềm tự hào của cả dân tộc mà còn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài...
dai viet seo
5 star
Nội dung chi tiết
Các công trình kiến trúc cổ Việt Nam không chỉ là cơ hội để thế hệ trẻ khám phá, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, là niềm tự hào của cả dân tộc mà còn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.
Cùng kientruccoxua.com khám phá một số công trình kiến trúc cổ đã tạo nên dấu ấn riêng và trở thành biểu tượng du lịch của những thành phố mà bạn nên một lần ghé thăm.
1. Chùa một cột với lối kiến trúc độc đáo
Chùa một cột
Chùa Một Cột nằm tại trung tâm thủ đô Hà Nội, đây là công trình được vinh danh là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á” bởi Tổ chức kỷ lục Châu Á. Vua Lý Thái Tông đã cho triển khai xây dựng Chùa Một Cột vào năm 1049. Cho đến nay công trình kiến trúc cổ Việt Nam này đã gần 1000 tuổi.
Thiết kế kiến trúc ban đầu của chùa Một Cột thời Lý bao gồm đài Liên Hoa, kích thước mỗi chiều 3m, có phần mái cong dựng trên một cột hình trụ nằm giữa hồ vuông. Theo thời gian, ngôi chùa này được trùng tu nhiều lần. Thiết kế như hiện nay được trùng tu vào năm 1955, phần đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, lợp bằng ngói ta, bốn mái cong, trong đó bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng. Nét ấn tượng nhất trong thiết kế kiến trúc ngôi chùa này là toàn bộ ngôi chùa được nâng đỡ trên một cột đá duy nhất.
2. Tháp rùa hồ Gươm nét kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Nằm trong quần thể Hồ Gươm không thể nhắc tới kiến trúc ấn tượng của Tháp Rùa. Tháp Rùa có thiết kế theo hình vuông với 3 tầng, phần dưới rộng hơn và bắt đầu thu nhỏ dần lên các tầng trên, bố trí 3 cửa cuốn ở mặt hướng Đông và Tây còn mặt phía Nam và Bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu. Đỉnh 2 tầng có thiết kế lan can chạy xung quanh, trên đỉnh tháp có thiết kế hình ngôi sao 5 cánh.
Tháp rùa Hồ Gươm
3. Cầu sông Hàn kiến trúc cầu quay duy nhất ở Việt Nam
Cầu sông Hàn là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam, được thiết kế và thi công bởi kỹ sư, công nhân Việt Nam. Cầu được thiết kế có chiều dài 487,7m, rộng 12,9m, với 11 nhịp, 33m cho mỗi nhịp. Có kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và hai nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7m, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép.
Cầu quay sông Hàn về đêm
Đến 0:30 phút hằng ngày, thiết kế phần giữa của cầu sẽ quay 90 độ quanh trục, nằm dọc theo dòng chảy của sông nhằm mở đường cho tàu lớn giao thương và sẽ quay về vị trí cũ vào khoảng 3:30 phút sáng. Cây cầu cũng chính là đại diện cho sự phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Nhờ sự đặc biệt trong thiết kế kiến trúc mà cây cầu thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của cầu về đêm.
4. Văn miếu Quốc Tử Giám
Thuộc quận Đống Đa và Ba Đình, Hà nội, Văn Miếu Quốc Tử Giám là một ít di tích lịch sử, đồng thời cũng là một công trình kiến trúc cổ Việt Nam, được xem như là biểu tượng của tri thức và nền giáo dục Việt Nam.
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Dựa vào công năng kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám được chia thành hai khu vực chính là Văn Miếu – nơi thờ tự tiên Nho và Quốc Tử Giám- trường đào tạo trí thức Nho học. Công trình này gồm có những hạng mục như Hồ Văn, Nghi môn ngoại, Nghi môn nội, cửa Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, cửa Đại Thành Môn, Đại bái, Điện Đại thành, hai dãy nhà tả, hữu vũ cùng hai dãy nhà bia tiến sỹ.
Không chỉ giúp du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng thiết kế kiến trúc cổ độc đáo mà đây còn là nơi các sĩ tử thường đến cầu mong con đường học tập được thuận lợi, tốt đẹp.
5. Hoàng Thành Huế
Hoàng Thành là công trình kiến trúc được xây dựng năm 1804, cho đến năm 1833 mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện gồm hơn 100 công trình. Mặt bằng của Hoàng Thành gần vuông, mỗi bề khoảng 600m, được xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m với 4 cửa để ra vào: Cửa chính nằm ở phía Nam là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc là cửa Hòa Bình.
Hoàng Thành Huế
Kiến trúc Hoàng Thành Huế chính là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, bao bọc quanh Hoàng Thành là hệ thống cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và đậm chất Huế như núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên hay cồn Bộc Thanh. Những bạn yêu thích kiến trúc không nên bỏ lỡ cơ hội khám phá kiến trúc cổ Việt Nam thông qua công trình kiến trúc cung đình Hoàng Thành.
Nguồn tin tức : https://kientruccoxua.com/5-cong-trinh-kien-truc-co-viet-nam-nhat-dinh-nen-den-tham/