Bé cười hở lợi – Nên điều trị như thế nào?
- Họ và tên: phanhuutin (phanhuutin)
- Ngày đăng: 23:46, 15-12-2016
- Lượt xem: 1,039
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Chào bác sĩ! Con gái tôi được 5 tuổi, rất xinh xắn và dễ thương nhưng có điều khi cười, bé để lộ phần lợi răng hơi nhiều, răng ngắn. Tôi rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ sau này của bé, sẽ làm bé cảm thấy thiếu tự tin. Vậy không biết có cách nào điều trị tình trạng bé cười hở lợi không? Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ. (Đoài Nguyên, 34 tuổi, Vũng Tàu)
►Chi phí phẫu thuật cười hở lợi
►Phẫu thuật cười hở lợi ở đâu tốt?
Chào chị Đoài Nguyên! Trước tiên rất cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Nha Khoa KIM. Với thắc mắc bé cười hở lợi – nên điều trị như thế nào của chị, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Bé cười hở lợi – Nên điều trị như thế nào?
Đối với những trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi thì rất khó để có thể nói rằng cháu bị hô răng hay hô xương. Bởi vì răng của cháu là răng sữa.
Đến 6 tuổi sẽ bắt đầu được thay thế bằng những răng vĩnh viễn khác. Bộ răng vĩnh viễn sẽ không giống với bộ răng sữa. Có nghĩa là, ở những trẻ có bộ răng sữa xấu hay đẹp thì sau này cũng không có nghĩa là bộ răng vĩnh viễn cũng xấu hay đẹp theo răng sữa.
Phẫu thuật điều trị gãy xương hàm trên
Ở độ tuổi này, các cháu đang có sự phát triển rất mạnh mẽ về cơ thể nói chung và về hệ thống nhai – xương hàm – răng nói riêng. Bởi vì còn đang ở giai đoạn phát triển, định hình nên rất khó nhận định rằng xương của cháu có bị hô hay không, sau này lớn lên cháu cười có bị hở lợi hay không.
Khi bước qua tuổi dậy thì (khoảng 14 tuổi), sự phát triển về mặt thể chất sẽ dần chậm lại, lúc này bộ răng vĩnh viễn cũng được hoàn thiện. Đến lúc đó mới có thể nhận định xương hay răng của cháu bị hô. Để phát hiện sớm (trước tuổi dậy thì) sự bất thường về hô xương của trẻ, chỉ có thể cho trẻ đi khám bác sĩ định kỳ cứ 3-4 tháng/1 lần.
Bác sĩ sẽ theo dõi sát từng giai đoạn phát triển của cháu. Chỉ có thăm khám thường xuyên, bác sĩ mới có thể nhận thấy ở hệ thống nhai – xương hàm – răng có sự phát triển bất thường như thế nào, từ đó đánh giá chính xác các yếu tố xương, răng, mô mềm cộng thêm các yếu tố khác như di truyền để đưa ra được tiên lượng về hướng phát triển xương- răng của bé và có thể giúp bạn lập kế hoạch thăm khám định kỳ cũng như hướng điều trị trong tương lai nếu cần.
Chị Đoài Nguyên thân mến! Nên theo dõi quá trình mọc răng, phát triển răng của trẻ sau đó mới biết được chính xác tình trạng bé cười hở lợi. Cười hở lợi hoàn toàn có thể khắc phục được. Do đó, chị cũng không nên quá lo lắng. Chúc chị và gia đình luôn khỏe!