Cách xử lý phòng trọ bị ẩm rất đơn giản
- Họ và tên: dai viet seo (daivietseo1)
- Ngày đăng: 09:27, 19-09-2019
- Lượt xem: 574
- Liên hệ người bán
Cách xử lý phòng trọ bị ẩm rất đơn giản
Vào những ngày độ ẩm trong không khí tăng cao, rất nhiều căn phòng trọ rơi vào tình trạng “đổ mồ hôi”, khiến cho cuộc sống của người thuê trọ không hề dễ dàng gì, nhất là đối với sinh viên, những người không có quá nhiều...
dai viet seo
5 star
Nội dung chi tiết
Vào những ngày độ ẩm trong không khí tăng cao, rất nhiều căn phòng trọ rơi vào tình trạng “đổ mồ hôi”, khiến cho cuộc sống của người thuê trọ không hề dễ dàng gì, nhất là đối với sinh viên, những người không có quá nhiều điều kiện để sở hữu một căn phòng trọ khang trang, sạch sẽ.
Vậy làm thế nào để có thể chống ẩm mốc trong phòng trọ? Cùng xem qua những mẹo vặt đơn giản mà bạn có thể áp dụng khi phòng trọ bị ẩm nhé.
1. Các thiết bị điện trong ngôi nhà
Khi phòng trọ bị ẩm, các thiết bị điện tử trong ngôi nhà rất dễ bị ẩm mốc theo, ảnh hưởng đến hiệu quả thiết bị cũng như gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên đặt chế độ standby để giúp các thiết bị duy trì hoạt động, khiến cho không khí ẩm không thể đọng lại bên trong, ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị.
Nên hạn chế đặt các thiết bị điện ngay trên mặt đất
Đồng thời, nên hạn chế đặt các thiết bị điện ngay trên mặt đất. Vị trí tốt nhất để đặt các thiết bị điện là cách tường từ 10 - 15cm, và cao hơn 1m so với mặt đất.
2. Ngăn tủ quần áo
Thông thường, khi ở trọ, chất liệu tủ quần áo được lựa chọn nhiều nhất là tủ quần áo vải, không tốn quá nhiều công sức vận chuyển, không quá nặng và giá rẻ. Tuy nhiên, chính vì vậy mà khi phòng trọ bị ẩm, tủ quần áo cũng sẽ không tránh khỏi, khiến cho quần áo trong ngăn tủ luôn trong tình trạng ẩm ẩm khó chịu, thậm chí còn có thể bốc mùi hôi.
Để có thể xử lý tình trạng này, trước khi cất quần áo vào tủ, bạn có thể ủi một lượt để đảm bảo quần áo “khô cong”, không bị ẩm mốc.
Nếu tủ quần áo bạn đang dùng là tủ gỗ, bạn nên thường xuyên lau chùi tủ quần áo để ngăn tình trạng đọng ẩm trong tủ.
Ngoài ra, bạn có thể đặt một ít vỏ cam, vỏ chanh, vỏ bưởi,...trong ngăn tủ quần áo để vừa hút ẩm, lại vừa khử đi mùi hôi khó chịu trong những ngày phòng trọ bị ẩm.
3. Tường phòng trọ bị ẩm mốc
Đối với những căn phòng trọ cũ, được xây dựng từ rất lâu về trước, những bức tường đã được sơn lâu ngày rất dễ rơi vào trường hợp bong tróc, nứt ra và thường xuyên bị nấm, mốc tấn công, không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan căn phòng, mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe của chính người thuê trọ. Vì vậy, để có thể giảm thiểu tình trạng tường phòng trọ bị ẩm mốc, bạn có thể thực hiện các việc như:
-
Loại bỏ hoàn toàn lớp tường đã bong ra ở bên ngoài. Nếu có thể, bạn có thể sử dụng thêm hóa chất để làm sạch hoàn toàn khu vực bị nấm mốc và làm sạch khu vực bị thấm nước.
-
Nếu bạn đang có nhu cầu ở trọ lâu dài, bạn nên sử dụng vữa hồ để trát lên vết nứt, vỡ trên bề mặt tường, trám những vết nứt và tạo nên bề mặt bằng phẳng. Bạn có thể trát thêm một lớp bột chuyên dụng bên ngoài với độ dày trên dưới 0.5cm. Đồng thời cũng cần phải đảm bảo bề mặt sơn luôn sạch sẽ, khô thoáng và có độ ẩm dưới 16%.
-
Trong trường hợp bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc sơn tường, cũng như ngại chi phí tốn kém trong khi không xác định thuê trọ lâu dài, bạn có thể sử dụng giấy dán tường để thay thế. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giấy dán tường khác nhau, đa dạng về kích cỡ, chất liệu, màu sắc, giá cả. Tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân mà bạn có thể chọn cho mình giấy dán tường phù hợp nhất. Vừa không tốn quá nhiều công sức sửa chữa, vừa tiết kiệm, và bạn vừa có thể thỏa thích “thay áo mới” cho căn phòng trọ của mình một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất mà vẫn đảm bảo độ khô thoáng cho căn phòng.
4. Nền nhà phòng trọ bị ẩm
Vào những ngày độ ẩm cao, đặc biệt là vào trời nồm, bạn sẽ thường thấy tình trạng nhà “đổ mồ hôi”. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa mặt đất (dưới nhà) và bề mặt bên trên, khiến cho không khí ngưng tụ lại ngay bên trên nền nhà, gây ra tình trạng ẩm ướt trong phòng trọ, khiến cho nhiều người khó chịu.
Để giải quyết tình trạng nền nhà phòng trọ bị “đổ mồ hôi”, bạn có thể đặt một ít vôi sống đặt trong thùng gỗ/thùng giấy và đặt ở góc phòng. Tính háo nước của vôi sẽ khiến cho độ ẩm trong phòng trọ giảm xuống, giúp không gian trong căn phòng khô thoáng hơn.tuy nhiên, bạn nhớ lưu ý là nên đóng thật kín nắp thùng vôi và chỉ mở ra vào những ngày thời tiết thật sự ẩm ướt thôi nhé.
Ngoài vôi sống, than củi phơi khô cũng có thể có vai trò nhất định trong việc chống phòng trọ bị ẩm một cách đơn giản và hiệu quả. Bạn chỉ cần đặt than củi vào góc nhà mỗi khi nền nhà xảy ra hiện tượng đổ mồ hôi hoặc ẩm ướt khó chịu là được. Hơn nữa, bạn hoàn toàn có thể “tái sử dụng” than củi, chỉ cần phơi khô là hoàn toàn có thể sử dụng cho những lần tiếp theo.
Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng các loại thảm trong nhà như thảm cói, thảm đay hoặc thảm len để giúp phòng trọ không trở nên quá ẩm ướt.
Tuy nhiên, để có thể xử lý triệt để trình trạng đổ mồ hôi của nền nhà, bạn có thể thương lượng với chủ nhà sửa sang lại căn phòng trọ, sử dụng những vật liệu ốp lát mỏng, các vật liệu cách nhiệt như gạch men sứ, nhựa composit, gốm bọt,...
Đặc biệt vào những ngày trời nồm, bạn thường xuyên lau căn phòng trọ của mình bằng khăn khô, thường xuyên đóng cửa, không để không khí ẩm bên ngoài “tràn ngập” vào không gian bên trong căn nhà. Nếu có điều kiện, bạn nên bật điều hòa ở chế độ Dry hoặc sử dụng thêm máy hút ẩm trong căn phòng.
5. Giường chiếu, mùng mền
Khi phòng trọ của bạn bị ẩm, giường ngủ và những vật dụng phía trên cũng bị ảnh hưởng theo, khiến cho giấc ngủ của bạn không hề thoải mái. Vì vậy, để hạn chế tình trạng ẩm mốc trong căn phòng, bạn nên thường xuyên giặt vỏ gối (khoảng 1 lần/tuần) và phơi nắng. Trong trường hợp thời tiết quá ẩm, bạn có thể ủi vỏ gối hoặc sấy để đảm bảo sự khô ráo cần thiết. Đối với ruột gối, bạn nên phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 10 ngày/lần, vừa giúp ruột gối luôn thơm tho, lại vừa diệt được vi khuẩn, bụi bặm.
Tương tự như với gối, bạn cũng nên thường xuyên giặt ga giường, chăn màn và phơi dưới trời nắng. Vào những ngày trời nồm hoặc thời tiết xấu, bạn không nên giặt và phơi chúng.
Nếu có thể, bạn nên thường xuyên dọn sạch gầm giường và bật quạt để giúp căn phòng được khô thoáng hơn.
6. Khu vực bếp trong phòng trọ
Bởi vì diện tích có hạn, nên thường trong không gian của phòng trọ bao gồm đầy đủ các chức năng như phòng bếp, nhà vệ sinh, bồn rửa...Việc này khiến cho không gian trong phòng đã ẩm nay còn ẩm hơn.
Vì thế, bạn cần phải thường xuyên lau chùi khu vực bồn rửa để đảm bảo luôn khô ráo.
Sau khi rửa chén bát, bạn cũng nên sử dụng khăn sạch, lau thật khô rồi mới úp chạn, không nên úp chén bát còn ướt, nếu không sẽ khiến cho không gian căn phòng càng bị ẩm hơn.
Đồng thời, bạn nên vệ sinh ngăn bếp trong phòng trọ hàng tuần để đảm bảo độ thông thoáng cho căn phòng.
7. Kiểm tra hệ thống ống nước
Đối với những căn phòng trọ có tuổi đời đã cao, hệ thống ống nước có thể bị rò rỉ, khiến tường phòng trọ bị ẩm, thậm chí có thể xuất hiện các vết nấm, mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của bạn. Vì vậy, trước khi thuê phòng trọ, nhà trọ, bạn cần phải để ý thật kỹ những vất trên tường và yêu cầu chủ nhà sửa chữa nếu cần thiết nhé.
Lưu ý, bạn nên phân biệt giữa vết mốc và vết bụi bẩn đế tránh rơi vào trường hợp “dở khóc dở cười nhé”. Cách phân biệt bụi bẩn với vết nấm mốc cũng rất đơn giản, chỉ cần sử dụng một chiếc giẻ ướt nhỏ, nhúng vào dung dịch nước tẩy đã được pha loãng và lau sơ qua chỗ “nghi vấn”. Nếu như vết bẩn không mất màu, thì đó chính là vết mốc, và bạn cần có biện pháp xử lý trước khi chuyển vào trọ.