Carrick 35 tuổi vẫn chiến đấu tốt
- Họ và tên: mr.logic (mr.logic)
- Ngày đăng: 10:38, 26-12-2016
- Lượt xem: 1,296
- Liên hệ người bán
Carrick 35 tuổi vẫn chiến đấu tốt
Michael Carrick là một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp gừng càng già càng cay. Khi cầu thủ 35 tuổi này ra sân tỷ lệ chiến thắng của MU tăng rất cao >> Xem tin tức giai ngoai hang anh, tin bóng đá thế giới, tin thể thao tại:...
mr.logic
5 star
Nội dung chi tiết
Michael Carrick là một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp gừng càng già càng cay. Khi cầu thủ 35 tuổi này ra sân tỷ lệ chiến thắng của MU tăng rất cao
>> Xem tin tức giai ngoai hang anh, tin bóng đá thế giới, tin thể thao tại: tinthethao360.net
Sự biến mất của “tiền vệ kiểu Makelele ”
Tiền vệ người Anh hầu như không xoạc bóng, không tranh chấp tay đôi với đối phương (tuổi 35 không cho phép anh làm thế). Nhưng cứ mỗi lần Carrick ra sân là Man United lại phòng thủ vững chắc hơn. Lạ kỳ chưa?
Carrick ở tuổi 35 chứng minh "gừng càng già càng cay"
Jose Mourinho từng xây triều đại đầu tiên của mình ở Chelsea trên một hòn đá tảng là Claude Makelele. Makelele là một tiền vệ phòng ngự có lối chơi dũng mãnh điển hình, đến mức vai trò của những người như anh trên sân được khái quát hóa thành “Makelele role” (vai Makelele). Nhưng ở MU hiện nay, Mourinho lại chẳng có ai đóng vai Makelele cả.
Tư duy bóng đá của Mourinho đã thay đổi. Nói đến Mourinho là nói đến phòng ngự, nhưng Mourinho không cần đến một cầu thủ xoạc bóng cả chục lần mỗi trận như Makelele để xây chắc tuyến đê của “Quỷ đỏ”.
Bởi vì, những trung vệ/tiền vệ phòng ngự chơi đầu óc là những người ít lạm dụng xoạc bóng. Thay vào đó, họ dựa vào trí thông minh, óc phán đoán tình huống để xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ và kịp thời ngăn chặn bóng, hoặc cắt đường chuyền của đối phương, giống như Carrick bây giờ.
Những cú xoạc bóng chém đinh chặt sắt kiểu… Quế Ngọc Hải có thể khiến đối phương rùng mình run sợ mà chùn chân, giống như những chú chó xoàng thường sủa vang, hoặc gầm gừ để đe dọa người lạ. Nhưng những chú chó cừ là những chú chó ít phát ra tiếng động, thay vào đó là tập trung quan sát đối thủ và ra đòn chớp nhoáng.
Nguyên lý “chó không sủa” ấy (được đề cập trong cuốn sách "The numbers game" - Trò chơi của các con số, của hai tác giả Chris Anderson và David Sally) nghe có vẻ lạ tai với Ngoại hạng Anh. Nền bóng đá xứ sở sương mù đề cao lối chơi thể lực và một cú tắc bóng mạnh mẽ còn được khán giả vỗ tay tán thưởng hơn cả một bàn thắng (lý do Premier League chứng kiến những ca gãy chân ghê rợn của Aaron Ramsey hay Eduardo da Silva…).
Sự thật là chỉ có những cầu thủ kém đầu óc mới lạm dụng tắc bóng. Bởi vì họ không đọc được tình huống, không biết cầu thủ này sẽ chuyền vào chỗ nào, cầu thủ kia sẽ di chuyển tới đâu; họ trở nên thụ động và phải dùng giải pháp cuối cùng là tắc bóng.
Paolo Maldini, trung vệ thông minh bậc nhất mọi thời đại trung bình 2 trận mới tắc bóng một lần bởi vì quan điểm phòng ngự của anh là: “Nếu phải xoạc thì dù lấy được bóng, coi như tôi đã thất bại”. Anh cho rằng tắc bóng sẽ làm bẩn đôi chân của mình.
Carrick là Alonso của Mourinho
Một cầu thủ lớn tuổi ít xoạc bóng đi không phải dấu hiệu của sự suy yếu. Ngược lại, anh ta đã đạt đến một trình độ mới.
Lịch sử bóng đá chứng kiến không ít trường hợp “gừng càng già càng cay”. Một số cầu thủ càng già, chơi càng hay bởi sự đúc rút từ kinh nghiệm hàng chục năm chơi bóng, không ngừng quan sát và tư duy. Chúng ta đang nhìn thấy điều đó ở Michael Carrick.
Lối chơi thong dong cùng vẻ thư sinh của Carrick khiến anh trở nên khác biệt với phần đa các tiền vệ trung tâm người Anh (đó có phải lý do anh ít được trọng dụng ở đội tuyển?).
Nhiều người nhận định rằng Carrick rất giống với Pirlo của Ý. Họ đều là những ông chủ của khu trung tuyến, chơi bóng ung dung, đĩnh đạc như chỉ huy dàn nhạc.
Họ là tiền vệ chơi gần hàng hậu vệ nhất nhưng không hề thiếu chất sáng tạo. Nhờ giỏi quan sát và luôn giữ tập trung, họ phát hiện ra những khoảng trống để phất một đường chuyền vượt tuyến, tạo cơ hội cho tiền đạo. Và mỗi khi họ có mặt trên sân, hàng phòng ngự luôn được bảo vệ an toàn.
Có Carrick, tỉ lệ chiến thắng của MU tăng gấp đôi
Các con số thống kê không biết nói dối, MU thắng 11, hòa 2, thua 0 trong 13 lần Carrick đá chính mùa này. Khi anh dự bị, tỷ lệ thắng là 35%. Khi anh chơi xuất phát, tỷ lệ thắng tăng gấp đôi, lên 70%.
Vậy tại sao Mourinho, một người từng hâm mộ các tiền vệ chém đinh chặt sắt kiểu Makelele lại giữ chân Carrick, đề nghị gia hạn hợp đồng và bây giờ tin dùng anh?
Có thể là HLV người Bồ đã thay đổi quan điểm về các tiền vệ sau thời gian làm việc với Xabi Alonso ở Real Madrid. Giống như Carrick, Alonso cũng thuộc mẫu tiền vệ “phản-Makelele”.
Alonso - từng chơi cho Liverpool - rất ngạc nhiên khi các CLB Anh lấy chỉ số tắc bóng để đánh giá trình độ của cầu thủ. Anh nói: “Tắc bóng cho thấy có gì đó đang sai, thay vì đang đúng”.
Có Carrick giỏi phán đoán tình hình, MU thủ chắc hơn. Có Carrick chuyền bóng chính xác 90%, cỗ máy MU vận hành trơn tru hơn.
Có Carrick giỏi phán đoán tình hình, MU thủ chắc hơn. Có Carrick, Herrera chững chạc hơn và mang dáng dấp của một đội trưởng tương lai. Có Carrick, Pogba được dâng lên chơi tự do và chứng minh tại sao anh đắt nhất thế giới…
Carrick và Ibrahimovic, hai “ông lão” 35 tuổi lại đang là cảm hứng để kéo MU tiến lên!