Chuyển nhượng là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Họ và tên: dai viet seo (daivietseo1)
- Ngày đăng: 16:28, 27-07-2020
- Lượt xem: 346
- Liên hệ người bán
Chuyển nhượng là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng là việc chuyển quyền sở hữu hoặc sở hữu các loại tài sản hợp pháp, bao gồm cả bất động sản sang cho cá nhân, tổ chức nào đó theo thỏa thuận. Thỏa thuận này thường sẽ được lưu dưới dạng hợp đồng.Nếu bạn...
dai viet seo
5 star
Nội dung chi tiết
Chuyển nhượng là việc chuyển quyền sở hữu hoặc sở hữu các loại tài sản hợp pháp, bao gồm cả bất động sản sang cho cá nhân, tổ chức nào đó theo thỏa thuận. Thỏa thuận này thường sẽ được lưu dưới dạng hợp đồng.
Nếu bạn cần tìm hiểu sâu hơn chuyển nhượng là gì thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết. Batdongsan.com.vn sẽ giúp bạn nắm được quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất, và những lưu ý để giao dịch diễn ra an toàn, đúng quy định.
1. Chuyển nhượng là gì trong bất động sản?
Nắm được các quy định mới nhất trong quy trình chuyển nhượng bất động sản, đặc biệt là quy định chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ giúp các nhà đầu tư hạn chế tối đa mọi rủi ro có thể gặp phải; đảm bảo các giao dịch theo đúng trình tự, đúng quy định pháp luật.
Khái niệm chung về chuyển nhượng
Chuyển nhượng hiểu đơn giản là việc chúng ta trao lại cho cá nhân hoặc tổ chức nào đó tài sản của bản thân. Trong đó, người được chuyển nhượng sẽ có quyền sở hữu và thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi mà chủ sở hữu trước đó được thụ hưởng.
Đôi khi trên một số văn bản người ta có thể gọi là “chuyển dịch” (thường trong lĩnh vực kinh tế) hoặc “sang nhượng” (thường trong lĩnh vực bất động sản) thay cho chuyển nhượng.
Ngoài ra nếu bạn đang thắc mắc chuyển nhượng tiếng Anh là gì thì trên các văn bản chính thống từ này sẽ được dịch là “transfer”. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ được dịch là “Contract for transfer of land use rights”.
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một hành vi pháp lý có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc một tổ chức nào đó dành cho cá nhân hoặc tổ chức khác. Cụ thể trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bên được chuyển nhượng sẽ được thụ hưởng tất cả các quyền đối với mảnh đất nói trên một cách hợp pháp.
Các quyền này bao gồm quyền sở hữu và quyền thu các nguồn lợi khác thuộc về mảnh đất của bên chuyển nhượng.
Lưu ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay có thể bao gồm quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, các loại công trình xây dựng, sinh hoạt đi kèm theo mảnh đất đó. Nhà ở và công trình sinh hoạt ở đây có thể bao gồm nhà riêng, chung cư hoặc căn hộ,...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể bao gồm cả nhà ở và tài sản đi kèm đất
Mở rộng thêm, người được chuyển nhượng vẫn có đầy đủ quyền sở hữu tài sản đi kèm mảnh đất như cây trồng lâu năm, tường rào, giếng nước,... Bạn cũng có quyền với bất động sản liền kề tương tự như chủ sở hữu trước đây.
Đặc biệt, khác với nhà ở, khi chuyển nhượng đất đai, chúng ta gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất chứ không phải quyền sở hữu đất như đối với quyền sở hữu nhà ở.
Lý do là vì theo điều 4 Luật Đất đai năm 2018, tuy toàn dân sở hữu đất đai nhưng vẫn do Nhà nước quản lý. Từ đó Nhà nước trao lại cho người dân quyền sử dụng đất (quyền sử dụng, cho thuê hoặc chuyển nhượng). Như vậy văn bản chứng minh quyền hợp pháp của chủ sở hữu với mảnh đất của mình gọi là Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và các tài sản đi kèm mảnh đất đó.
Yếu tố để xác định hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo Luật Đất đai đã chỉnh sửa và bổ sung năm 2018 thì chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ được Pháp luật công nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có sự thỏa thuận và nhất trí giữa hai bên là bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng (hay còn gọi là bên nhận chuyển nhượng).
Quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có sự thỏa thuận và nhất trí giữa các bên
- Bên được chuyển nhượng có nghĩa vụ phải thanh toán một khoản tiền mặt nhất định theo thỏa thuận ban đầu cho bên chuyển nhượng. Trong một số trường hợp hai bên có thể thống nhất không cần thanh toán hoặc thanh toán bằng các lợi ích hợp pháp khác tùy theo.
- Bên chuyển nhượng giao mảnh đất cùng các quyền với mảnh đất này cho bên được chuyển nhượng theo đúng quy định hiện hành của Pháp luật.
- Thỏa thuận chuyển nhượng của hai bên phải được ký kết khi giao dịch. Giao dịch chuyển nhượng cần được thực hiện tại các văn phòng công chứng theo điều 167 Luật Đất đai. Giao dịch cần được ghi và lưu lại dưới dạng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và có xác nhận của văn phòng công chứng đó.
2. Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản là gì?
Nhìn chung hợp đồng chuyển nhượng là một trong những dạng hợp đồng dân sự phổ biến. Các bên liên quan sẽ thể hiện sự thống nhất theo thỏa thuận về việc xác lập, chuyển đổi hoặc kết thúc các quyền lợi, nghĩa vụ dân sự của mình.
Hợp đồng chuyển nhượng trong bất động sản cũng tương tự như các hợp đồng chuyển nhượng bình thường. Trong đó đối tượng chuyển nhượng của các bên sẽ là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các loại tài sản đi kèm mảnh đất đó. Ngoài ra hợp đồng cũng ghi chép một số thỏa thuận khác có liên quan đến quá trình chuyển nhượng giữa hai bên tham gia chuyển nhượng.
Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Như đã nói ở trên, tại Việt Nam Nhà nước sẽ quản lý đất đai. Toàn dân được Nhà nước giao đất để sử dụng hoặc cho thuê đất theo hình thức công nhận quyền sử dụng đất. Như vậy người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất ban đầu cũng có thể chuyển giao cho người khác, tổ chức khác miễn là phù hợp với quy định chung của Luật đất đai.
Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là văn bản ghi lại thỏa thuận giữa các bên, trong đó có ghi rõ bên chuyển nhượng sẽ chuyển giao đất và quyền sử dụng cho bên được chuyển nhượng. Ngoài ra, hợp đồng cũng là văn bản xác minh bên được chuyển nhượng đã thanh toán đầy đủ số tiền mà bên chuyển nhượng yêu cầu để có quyền sử dụng mảnh đất.
Đối tượng chính của hợp đồng chuyển nhượng sẽ là quyền sử dụng đất đai do Nhà nước công nhận cho bên chuyển nhượng theo đúng quy định của Luật Đất đai.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là văn bản ghi lại thỏa thuận giữa các bên
Nội dung cơ bản của một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải bao gồm các nội dung như sau:
Tên tuổi và địa chỉ chính thức theo giấy tờ tùy thân của các bên tham gia chuyển nhượng.
Quyền lợi và nghĩa vụ của các hợp tính từ khi ký kết hợp đồng.
Các thông tin cụ thể về mảnh đất hai bên đang chuyển nhượng quyền sử dụng. (Thường bao gồm thông tin về loại, hạng đất, diện tích chuẩn mảnh đất, sơ đồ thể hiện vị trí, ranh giới mảnh đất, tình trạng mảnh đất tính đến thời gian ký kết hợp đồng,...).
Thời hạn bên nhận chuyển nhượng được sử dụng đất, thời hạn bên chuyển nhượng giao đất.
Giá chuyển nhượng theo thỏa thuận của hai bên, phương thức và thời gian thanh toán.
Quyền của bên thứ ba (nếu có) đối với mảnh đất chuyển nhượng.
Các thông tin khác đối với quyền sử dụng mảnh đất.
Quy định trách nhiệm của các bên liên quan nếu có tình trạng vi phạm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Lưu ý, trong một số trường hợp hợp đồng có thể đề là “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Tuy nhiên nếu bên chuyển nhượng có bàn giao cả nhà hoặc công trình sinh hoạt nói chung thì cần đề hợp đồng là “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở”.
Đối với hợp đồng chuyển nhượng tài sản cố định (thường là nhà ở, công trình xây dựng đi kèm mảnh đất)
Trong một số trường hợp quá trình chuyển nhượng bất động sản chỉ dừng lại đối với nhà ở hoặc công trình xây dựng trên mảnh đất đã có. Đơn cử như trường hợp bên chuyển nhượng đang thuê đất của Nhà nước thì chỉ có quyền có xây dựng nhà hoặc xưởng sản xuất trên diện tích đất ấy.
Theo đó, bên chuyển nhượng có quyền bán, tặng hoặc làm tài sản thừa kế tài sản gắn với đất thuê này (điều 114 Luật đất đai). Bên nhận chuyển nhượng sẽ tiếp tục được Nhà nước cho thuê đất theo mục đích và thời hạn như với chủ cũ. Trong trường hợp này bên chuyển nhượng chỉ có thể làm Hợp đồng chuyển nhượng tài sản cố định.
Vậy hợp đồng dành cho trường hợp tài sản cố định được chuyển nhượng là gì? Bạn vẫn có thể coi đây là loại Hợp đồng mua bán nhà ở, nhà xưởng, công trình xây dựng,... Lý do là vì theo điều 163 Luật Dân sự 2005 thì quyền sở hữu nhà ở là tài sản được phép giao dịch hợp pháp.
Dạng hợp đồng chuyển nhượng tài sản cố định (nhà ở hoặc công trình xây dựng) thường bao gồm một số nội dung quan trọng như sau:
Chất lượng của nhà ở, công trình tính đến thời điểm ký kết hợp đồng.
Giá thỏa thuận của nhà ở cùng phương thức thanh toán.
Thời hạn chuyển giao tài sản chuyển nhượng, phương thức chuyển giao nhà cửa.
Trách nhiệm của các bên liên quan nếu xảy ra trường hợp vi phạm hợp đồng.
Lưu ý, hợp đồng mua bán nhà ở (chuyển giao quyền sở hữu tài sản) có thể được thực hiện đối với cả nhà ở có sẵn hoặc nhà đang xây dựng, nhà sẽ xây dựng trong tương lai.
CÒN TIẾP .....
Đọc tiếp tại : https://batdongsan.com.vn/trinh-tu-thu-tuc/chuyen-nhuong-la-gi-mau-hop-dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-ar104244