Đất giãn dân là gì?
- Họ và tên: dai viet seo (daivietseo1)
- Ngày đăng: 09:50, 19-09-2019
- Lượt xem: 557
- Liên hệ người bán
Đất giãn dân là gì?
Trong thời gian gần đây, từ khóa “đất giãn dân” được rất nhiều người tìm kiếm. Vậy, đất giãn dân là gì? Đất giãn dân có tách sổ đỏ được không? Có chuyển nhượng được không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới...
dai viet seo
5 star
Nội dung chi tiết
Trong thời gian gần đây, từ khóa “đất giãn dân” được rất nhiều người tìm kiếm. Vậy, đất giãn dân là gì? Đất giãn dân có tách sổ đỏ được không? Có chuyển nhượng được không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Đất giãn dân là gì?
Hiểu một cách cơ bản nhất, đất giãn dân là đất được nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cấp cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có nơi ở, không có đủ điều kiện để mua nhà, mua đất.
Lưu ý, đất giãn dân không phải là đất miễn phí, những đối tượng được cấp đất giãn dân vẫn phải đóng tiền sử dụng đất như bình thường. Tuy nhiên, mức giá của đất giãn dân rất thấp, đem lại ưu thế cho những người có nhu cầu nhưng không có điều kiện thanh toán.
Thông thường, để có thể sở hữu đất giãn dân, các cấp chính quyền sẽ trực tiếp cấp sổ đỏ và phê duyệt cho gia đình được quyền sử dụng đất. Để có thể nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đối tượng thanh toán đầy đủ các khoản phí (đã được nhà nước hỗ trợ một phần) bao gồm:
-
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
-
Phí thẩm định cấp giấy chứng quyền sử dụng đất;
-
Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính;
-
Lệ phí địa chính (mức thu do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định)
-
Lệ phí trước bạ: 0,5 % giá tính lệ phí trước bạ ;
-
Chi phí trả khi sử dụng đất tính theo bảng giá đất của tỉnh, thành phố.
Đất giãn dân có tách sổ đỏ được không?
Đất giãn dân có tách sổ đỏ được không là thắc mắc của khá nhiều người, nhất là những ai đang có ý định tham gia vào thị trường này.
Để có thể trả lời câu hỏi trên, cùng tìm hiểu nghị định số 84/2007/NĐ-CP của chính phủ về việc xử lý thửa đất có kích thước, diện tích nhỏ hơn mức tối thiểu:
“1. Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
a) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3 mét trở lên;
b) Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2/thửa đất;
2. Đối với đất khu dân cư nông thôn khi chia tách thửa đất theo các điều kiện của khoản 1 điều này mà có hình thành đường giao thông sử dụng chung thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang ≥ 2mét.
3. Không cho phép tách thửa đối với các trường hợp:
a) Thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đất gắn liền với nhà đang thuê theo Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ.
c) Các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
d) Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
đ) Các thửa đất ở giao cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy định này.
4. Quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng cho các trường hợp sau:
a) Các trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất.
b) Đất hiến tặng cho Nhà nước, đất tặng cho hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết.
c) Thửa đất đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở tái định cư, làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trước ngày 10/4/2009 (ngày Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố có hiệu lực thi hành).
5. Nếu người sử dụng đất xin tách thửa đất mà thửa đất được hình thành từ việc tách thửa không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này để hợp với thửa đất ở khác liền kề tạo thành thửa đất mới đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới. Trường hợp thửa đất còn lại sau khi tách thửa không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì không được phép tách thửa.
6. Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày 10/4/2009 (ngày Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố có hiệu lực thi hành) có diện tích, kích thước nhỏ hơn mức tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận; việc xây dựng nhà ở, công trình trên thửa đất đó phải theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
7. Không được cấp Giấy chứng nhận, không được làm thủ tục thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với trường hợp tự tách thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất trong đó có một hoặc nhiều thửa đất không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này (trừ các trường hợp nêu tại khoản 4, 5 Điều này).
8. Cơ quan công chứng, Ủy ban nhân dân cấp xã không được làm thủ tục công chứng, chứng thực việc chuyển quyền sử dụng đất đối với trường hợp tách thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất trong đó có một hoặc nhiều thửa đất không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này (trừ các trường hợp nêu tại Khoản 4, 5 Điều này).”
Đối chiếu với những quy định được ghi ở trên, không khó để nhận ra đất giãn dân không thể tách sổ đỏ như thông thường.
Đất giãn dân có được chuyển nhượng không?
Để có thể tìm hiểu liệu đất giãn dân có chuyển nhượng được không, cần phải đối chiếu với bộ Luật đất đai về trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
"Điều 127. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
1. Việc nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
b) Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
2. Trong thời hạn không quá mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp các bên chuyển nhượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà nghĩa vụ tài chính đó được xác định theo số liệu địa chính thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ. Như vậy, trong trường hợp này, thửa đất mà bạn định mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó sẽ không thể thực hiện đúng các trình tự, thủ tục của việc chuyển nhượng theo Luật Đất đai được."
Như vậy, để có thể chuyển nhượng đất giãn dân, điều kiện đầu tiên, thửa đất giãn dân phải có sổ đỏ, từ đó mới có thể chuyển nhượng cũng như thực hiện các thủ tục liên quan.
Nguồn tin tức bất động sản : http://timthuenhadat.net/tin-tuc/dat-gian-dan-la-gi-dat-gian-dan-co-tach-so-do-duoc-khong-ar30.htm