Dịch vụ bảo trì hệ thống điện
- Họ và tên: Trần Đăng Khoa (khoakkkk)
- Ngày đăng: 13:12, 06-07-2018
- Lượt xem: 940
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Bạn đã biết chưa ? Hiện nay các nhà máy, công ty hay các tòa nhà chung cư đang mọc lên càng nhiều, vì vậy điện không thể thiếu được, hãy đến với dịch vụ thiết kế lắp đặt bảo trì hệ thống điện của Công ty Engineering Services chúng tôi.
Đây là quá trình thiết kế lắp đặt hệ thống điện:
1.Thiết kế hệ thống điện:
Chúng tôi phải đặt an toàn lên hàng đầu tránh rủi ro cho mọi người sau này. Các đường dây điện phải được bọc vỏ cách điện và phải đi theo trục thẳng đứng. Những sợi dây điện đi qua tường,sàn nhà hay dưới móng thì phải có ống cách điện,tránh nước vào trong ống sẽ ngây nguy hiểm cho mọi người. Không nên đi dây điện ở những chổ có thể khoan hoặc đóng đinh trong tường. Tránh và hạn chế những đường dây điện chéo nhau vì có thể bị chập điện. Quan trọng là ổ cắm điện phải cao hơn 1.5 mét tính từ dưới đất lên,sử dụng những ổ cắm hiện đại tránh trẻ nhỏ đút tay vào.Công tắt đèn nên đặt cao tối thiểu là 1.5 mét là tốt nhất,tuyệt đối không đặt trong nhà tắm ,nhà vệ sinh hay những chỗ gần nước.Các bảng phân phối điện ,thiết bị bảo vệ cần đặt nơi tiện sử dụng
2. Bản vẽ cáp điện:
+ Liệt kê vật tư cần dùng
+Sơ đồ điện
+Mặt bằng cấp điện
+Mặt bằng chiếu sáng
3. Các bước thực hiện:
-Bước 1: Tìm hiểu về thông tin ,tiếp nhận dự án, lên các giải pháp thiết kế cho dự án.
-Bước 2: Liệt kê các câu hỏi để làm việc với chủ đầu tư, cập nhật các yêu cầu của chủ đầu tư
-Bước 3: Tính toán và thiết kế hệ thống chiếu sáng
-Bước 4: Tính toán và thiết kế hệ thống ổ cắm
-Bước 5: Tính toán phụ tải
-Bước 6: Tính toán dây dẫn và thiết bị đóng cắt
-Bước 7: Tính toán và thiết kế tụ bù
-Bước 8: Tính toán và thiết kế nối đất
-Bước 9: Tính toán máy phát điện, máy biến áp Tính toán và thiết kế chống sét
-Bước 10: Thống kê vật tư và thiết bị
-Bước 11: Hoàn thiện bản vẽ chuyển cho chủ đầu tư
Đây là quy trình bảo dưỡng hệ thống điện:
I. KIỂM TRA TỔNG QUÁT
1. Xem xét và ghi vào sổ nhật ký theo dõi các thông số: Điện áp từng pha, dòng điện từng pha , tần số dòng điện, hệ số công suất.
2. Đối chiếu các thông số cũ ngày hôm trước.
II. KIỂM TRA CHI TIẾT
1. Kiểm tra bên ngoài và các thiết bị điện bên trong tủ điện MSB. Xoay núm switch để kiểm tra điện áp và dòng điện theo từng pha. Đo kiểm dòng điện làm việc theo từng pha . Đo điện áp theo thứ tự pha.
2. Kiểm tra bên trong và bên ngoài các tủ điện phân phối điện theo tầng hoặc theo từng phòng. Đo kiểm điện áp và dòng điện làm việc. Kiểm tra các đèn chỉ báo, hệ thống chỉ thị trên mặt tủ điện.
3. Kiểm tra tủ điện ATS: ACB ( máy cắt không khí ), hệ thống chỉ báo, relay, các đấu nối tiếp xúc….
4. Kiểm tra công suất tiêu thụ của thiết bị điện, so sánh với các kết quả đo để xác định lượng điện hao hụt ( nếu có ).
5. Đo kiểm , cân chỉnh dòng điện làm việc tương ứng với công suất của từng thiết bị điện theo các tủ phân phối.
6. Điều chỉnh lại tải tiêu thụ của các pha để đạt sự cân bằng dòng điện làm việc cho các pha ( nếu có ).
7. Kiểm tra , hiệu chỉnh lại các đồng hồ đo đếm.
8.Kiểm tra đấu nối của các thiết bị trong tủ phân phối điện.
9.Vệ sinh tủ điện và các thiết bị điện trong tủ.
10.Ghi chép các thông số vào nhật ký theo dõi.
III. BẢO TRÌ
1.Kiểm tra toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng bên trong và bên ngoài tòa nhà. Thay thế các đèn bị hư hỏng.
2.Thay thế các dây dẫn điện bị hư hỏng hoặc chất lượng không tốt bởi các dây có chất lượng đảm bảo tốt hơn.
3.Thiết kế, lắp đặt lại các thiết bị bảo vệ ( CB, MCB, cầu chì…) đúng quy cách và theo đúng cho từng công suất tiêu thụ điện.
4. Kiểm tra các mối nối, các điểm tiếp xúc của thiết bị theo đúng quy cách an toàn kỷ thuật.
5. Đo kiểm , theo dõi tình trạng làm việc của từng thiết bị.
6. Ghi chú theo từng giai đoạn bảo trì.
Để biết thêm thông tin về bảo trì hệ thống điện nhà máy, mời quý khách vui lòng truy cập website pme.net.vn