Hợp đồng thuê nhà không công chứng có giá trị pháp lý không?
- Họ và tên: dai viet seo (daivietseo1)
- Ngày đăng: 08:40, 23-08-2019
- Lượt xem: 549
- Liên hệ người bán
Hợp đồng thuê nhà không công chứng có giá trị pháp lý không?
Theo quy định của pháp bộ luật dân sự của Việt Nam năm 2005, hợp đồng thuê nhà với thời hạn 6 tháng trở lên cần phải có công chứng xác nhận, trong khi bộ luật năm 2014 lại không yêu cầu công chứng. Vậy hợp đồng thuê nhà không...
dai viet seo
5 star
Nội dung chi tiết
Theo quy định của pháp bộ luật dân sự của Việt Nam năm 2005, hợp đồng thuê nhà với thời hạn 6 tháng trở lên cần phải có công chứng xác nhận, trong khi bộ luật năm 2014 lại không yêu cầu công chứng. Vậy hợp đồng thuê nhà không công chứng có giá trị pháp lý hay không?
Mặc dù thuê nhà và cho thuê là một trong những giao dịch được thực hiện nhiều nhất hiện nay, đặc biệt tại các thành phố lớn, nhưng không phải ai cũng xác định được các quy định pháp lý trong lĩnh vực này, dẫn đến nhiều trường hợp một trong hai bên phải “ngậm đắng nuốt cay” vì không đủ bằng chứng, chứng cớ trước pháp luật.
Để có thể tìm hiểu về vấn đề đậm chất khô khan như thế này, không gì dễ hiểu hơn cách giải quyết những trường hợp cụ thể xoay quanh vấn đề công chứng hay không công chứng hợp đồng thuê nhà. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: “Tôi vừa thuê một căn nhà nguyên căn ở quận Ba Đình với thời hạn thuê là 3 năm. Tuy nhiên, cả tôi và người cho thuê là người quen với nhau nên không công chứng mà chỉ sử dụng hợp đồng viết tay để ký kết. Vậy, mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay này có đúng với pháp luật không?”
(chị Hồng, Cầu Giấy, Hà Nội)
Trả lời: Trước tiên, cảm ơn chị Hồng đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để có thể trả lời câu hỏi của chị Hồng một cách chính xác nhất, đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về một số điều luật được pháp luật Việt Nam quy định:
Theo Điều 492, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Khoản 2, Điều 122, Luật Nhà ở năm 2014 quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng về nhà ở lại quy định đối với trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Hiện nay, cả hai bộ luật dân sự năm 2005 và 2014 đều có giá trị pháp lý giống nhau, nhưng vì bộ luật dân sự năm 2014 được ban hành sau nên sẽ có giá trị thi hành và điều chỉnh quy định về hình thức của hợp đồng thuê nhà.
Nếu như chị Hồng ký kết hợp đồng thuê nhà vào thời điểm trước khi bộ luật dân sự 2014 có hiệu lực (luật 2014 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2015) thì bản hợp đồng không bắt buộc phải công chứng, trừ khi một trong hai bên có nhu cầu chứng thực.
Hợp đồng thuê nhà có cần phải công chứng không?
Câu hỏi: Trong trường hợp hợp đồng thuê nhà không có công chứng, liệu có thể có rủi ro gì xảy ra cho một trong hai bên không? Có cần sự xuất hiện của người làm chứng trong bản hợp đồng không?
Trả lời: Đối với những bản hợp đồng có giá trị cao, việc công chứng sẽ đem lại cảm giác an toàn cho cả hai bên, vì vậy mặc dù pháp luật không bắt buộc hợp đồng thuê nhà phải công chứng, nhưng công chứng là điều cần thiết, có lợi cho cả hai bên, đặc biệt đối với bên thuê nhà. Ngoài ra, công chứng hợp đồng còn giúp bạn kiểm tra được tính pháp lý của ngôi nhà định thuê (có đang trong tình trạng tranh chấp hay không, có nằm trong diện quy hoạch hay không,...)
Trong trường hợp cả hai bên đều không có nhu cầu công chứng hợp đồng thuê nhà, thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý (dù có nhờ người làm chứng hoặc không nhờ người làm chứng) trong trường hợp hợp đồng thuê nhà tuân thủ đúng quy định về nội dung và hình thức theo quy định của luật nhà ở năm 2014 (Điều 121).
Liệu có rủi ro gì với hợp đồng thuê nhà không công chứng không?
Câu hỏi: Trong trường hợp hợp đồng thuê nhà không công chứng, chứng thực, làm thế nào để xác định được thẩm quyền của người cho thuê trong việc ký hợp đồng?
Trả lời: Để tránh trường hợp tranh chấp có thể xảy ra sau này, trước khi ký hợp đồng thuê nhà, bên thuê nhà nên xác định quyền hạn của người cho thuê bằng nhiều phương thức: chứng minh nhân dân của người đứng ra ký hợp đồng, các giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu ngôi nhà, quyền sử dụng đất và những tài sản khác gắn liền với đất, nhà. Trong trường hợp người đứng ra ký hợp đồng không phải là chủ sở hữu của căn nhà, bên thuê nhà cần yêu cầu đưa ra các giấy tờ, bằng chứng bảo đảm như giấy tờ ủy quyền, hợp đồng cho thuê nhà của người chủ trước (trong trường hợp thuê nhà rồi cho thuê lại), tuy nhiên cần lưu ý trong bản hợp đồng thuê nhà trước đó có điều khoản cho phép cho thuê lại căn nhà hay không, các thông tin liên quan như thời hạn ủy quyền,...Nếu được, bạn nên gặp hoặc nói chuyện với chính chủ của ngôi nhà muốn thuê để đảm bảo tin tưởng.
Như vậy, qua bài viết này, hy vọng bạn đã có thể trả lời câu hỏi “Hợp đồng thuê nhà không công chứng có giá trị pháp lý không?” cũng như những vấn đề xoay quanh hợp đồng thuê nhà không công chứng một cách minh bạch nhất. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.