Lập vi bằng là gì và vai trò trong giao dịch bất động sản
- Họ và tên: dai viet seo (daivietseo1)
- Ngày đăng: 14:44, 30-11-2020
- Lượt xem: 391
- Liên hệ người bán
Lập vi bằng là gì và vai trò trong giao dịch bất động sản
1. Lập vi bằng là gì?Trong lĩnh vực bất động sản, vi bằng hay việc lập vi bằng là một khái niệm tương đối phổ biến. Hiện nay, người ta có xu hướng chuyển nhượng hoặc mua bán đất đai, nhà cửa thông qua vi bằng. Liệu rằng vi bằng...
dai viet seo
5 star
Nội dung chi tiết
1. Lập vi bằng là gì?
Trong lĩnh vực bất động sản, vi bằng hay việc lập vi bằng là một khái niệm tương đối phổ biến. Hiện nay, người ta có xu hướng chuyển nhượng hoặc mua bán đất đai, nhà cửa thông qua vi bằng. Liệu rằng vi bằng trong giao dịch nhà đất có khác so với vi bằng trong các hoạt động pháp lý thông thường hay không.
Khái niệm vi bằng
Vi bằng là một dạng văn bản tương đối đặc biệt, nó được dùng trong xét xử và nhiều tình huống pháp lý đặc thù. Nội dung chính của vi bằng thường bao gồm các căn cứ, chứng cứ là các hành vi hoặc sự kiện cụ thể. Bạn có thể tham khảo thêm định nghĩa về vi bằng tại Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP.
Hình ảnh văn bản vi bằng cùng tài liệu kèm theo
Vi bằng Tiếng Anh là gì? Hiện nay vẫn chưa có cụm từ Tiếng Anh nào được coi là thuật ngữ chỉ khái niệm vi bằng. Chủ yếu các phiên dịch viên ngành luật thường dịch nghĩa từ này theo từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể. Bạn có thể bắt gặp khái niệm vi bằng được dịch ra thành cụm “Serving Papers” hoặc “Diploma according”.
Người lập vi bằng có thể là Thừa phát lại, thẩm phán hòa giải, nhân viên công lực, chưởng kế hoặc phụ tá công lý.
Tính chất bắt buộc của một vi bằng là sự khách quan, trung thực. Người lập vi bằng chỉ có thể ghi nhận những hành vi, sự việc, sự kiện do bản thân trực tiếp chứng kiến và ghi nhận. Thậm chí, trong một số trường hợp quan trọng hoặc có liên quan mật thiết đến pháp lý thì người lập vi bằng còn cần mời thêm nhân chứng để chứng kiến việc lập văn bản này.
Có khá nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa khái niệm công chứng và vi bằng. Thực tế, việc công chứng chỉ dừng lại ở việc xác nhận tính xác thực và hợp pháp của một loại văn bản nào đó dựa trên các quy chuẩn của pháp luật. Vi bằng có thể thực hiện nhiệm vụ rộng hơn công chứng là xác thực cả các hành vi, sự kiện. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng ngày nay chưa có khái niệm công chứng vi bằng. Nhà nước chưa trao quyền công chứng lập vi bằng nên việc thực hiện hoạt động này trong giao dịch nhà đất là hoàn toàn sai.
Vi bằng nhà đất là gì?
Nếu bạn là một người hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thì chắc chắn đã từng biết vi bằng có thể sử dụng trong các giao dịch đặc thù thuộc lĩnh vực này. Vậy trong mua bán nhà đất vi bằng là gì?
Vi bằng trong giao dịch nhà đất là văn bản ghi nhận hoạt động giao tiền hoặc giao giấy tờ giữa hai bên mua và bán với nhau. Ngoài ra, vi bằng không thực hiện chứng nhận việc mua bán, chuyển nhượng khi giao dịch nhà đất nói chung.
Vi bằng không được thực hiện khi công dân giao dịch bất động sản nói chung
Lập vi bằng Thừa phát lại là gì?
Lập vi bằng Thừa phát lại là một trong những cụm từ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nó phổ biến đến mức nhiều người nhầm tưởng “Lập vi bằng Thừa phát lại” là tên gọi đầy đủ của vi bằng. Tuy nhiên, bạn nên hiểu thuật ngữ này là một khái niệm chia nhỏ của vi bằng và lập vi bằng. Khái niệm này sẽ phân biệt việc Thừa phát lại lập vi bằng và việc những trợ lý pháp luật khác lập vi bằng.
Trong đó, lập vi bằng là hoạt động ghi chép lại đầy đủ, trung thực tất cả nội dung của một sự kiện, hành vi nào đó. Ngoài việc mô tả lại sự việc thì lập vi bằng cũng đồng thời chỉ việc Thừa phát lại chủ động thu thập các bằng chứng, tài liệu minh chứng sự việc trước pháp luật như ảnh chụp, băng ghi hình,...
Vi bằng có thể do các trợ lý pháp luật trên cả nước thực hiện. Người đang giữ nhiệm vụ phụ trách chính việc lập vi bằng là các Thừa phát lại. Vậy Thừa phát lại là gì?
Theo Nghị định 08/2020 thì các Thừa phát lại là người đủ tiêu chuẩn được Nhà nước cho phép lập vi bằng, tống đạt và xác minh điều kiện thực tế để thi hành một số bản án dân sự hoặc tổ chức thi hành án. Mở rộng thêm cho những ai đang thắc mắc tống đạt là gì thì thì đây là hoạt động giao bản kết luận điều tra, cáo trạng, lệnh tạm giam, khởi tố, triệu tập,... đến tay công dân có liên quan.
Để xác định một người có phải Thừa phát lại hay chưa bạn có thể căn cứ vào ba điều kiện sau:
Công dân mang quốc tịch Việt Nam.
Có bằng tốt nghiệp do các trường đào tạo chuyên ngành Luật cấp.
Có kinh nghiệm ít nhất ba năm trong lĩnh vực tư pháp tại các vị trí như luật sư, công chứng viên,...
Người này cũng cần có chứng chỉ hành nghề Thừa phát lại và phải vượt qua các bài kiểm tra tập sự.
Các nhiệm vụ chính của các Thừa phát lại ngoài lập vi bằng là gì? Các Thừa phát lại sẽ tiến hành các công việc được Nhà nước cho phép và cấp quyền thực hiện bao gồm: lập vi bằng theo quy định chung, thực hiện tống đạt giấy tờ và hồ sơ. Đôi khi các Thừa phát lại còn xác định các điều kiện thi hành án và hỗ trợ tổ chức thi hành án theo các yêu cầu cụ thể của đương sự đề xuất.
Các Thừa phát lại chuyên hỗ trợ lập vi bằng và một số thủ tục pháp lý khác
2. Thủ tục lập vi bằng và các câu hỏi liên quan
Lập vi bằng vốn là một trong những hoạt động được quy định tương đối chặt chẽ. Điều này đồng nghĩa với việc trình tự chuẩn để lập được một bản vi bằng hợp pháp cũng khá phức tạp. Nếu bạn đang cần lập vi bằng thì nên tham khảo trước các bước như sau:
Bước 1: Cung cấp các giấy tờ liên quan để chuẩn bị lập vi bằng
Việc nêu yêu cầu lập vi bằng đến các Thừa phát lại chính là tiền đề quan trọng cho toàn bộ các thủ tục về sau. Dù bạn là cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào đó thì đều cần chuyển yêu cầu lập vi bằng của mình đến Thừa phát lại trước. Thường thì các khách hàng sẽ đến trực tiếp Văn phòng Thừa phát lại nhưng ngày nay bạn vẫn có thể sử dụng các phương tiện thông tin khác làm trung gian chuyển yêu cầu lập vi bằng cho mình.
Ngay khi nhận được yêu cầu lập vi bằng của bạn thì Thừa phát lại sẽ đồng thời yêu cầu cung cấp thêm hoặc trao đổi trực tiếp các thông tin cụ thể liên quan đến sự việc. Hai bên sẽ trao đổi các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình lập vi bằng. Sau khi bạn và Thừa phát lại đi đến kết luận chung là có thể lập vi bằng được thì bạn sẽ được điền vào một tờ phiếu mẫu để lập vi bằng.
Bước 2: Tiến hành lập vi bằng
Sau khi đã đạt được thỏa thuận từ bước 1 thì lúc này bạn có trách nhiệm phải thông tin đến Thừa phát lại địa điểm, thời gian,... để đảm bảo công việc được thực hiện trôi chảy.
Thường thì việc lập vi bằng sẽ do chính Thừa phát lại trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thư ký nghiệp vụ của Thừa phát lại cũng có thể hỗ trợ hoặc đứng ra lập vi bằng hộ. Nếu xét dưới góc độ pháp lý thì vi bằng do thư ký nghiệp vụ lập hộ vẫn phải do Thừa phát lại đứng tên chịu trách nhiệm.
Vi bằng có thể do Thừa phát lại hoặc thư ký nghiệp vụ thực hiện
Nếu là trường hợp thư ký nghiệp vụ lập vi bằng thì về nguyên tắc người này lập ra văn bản, in sao hoặc thu thập tài liệu dưới sự chứng kiến hoặc giám sát của Thừa phát lại. Như vậy, các Thừa phát lại sẽ chỉ ký vào các vi bằng do bản thân mình kiểm soát sự chính xác và hợp pháp.
Khi lập vi bằng, các Thừa phát lại sẽ sao thành 03 bản có giá trị tương đương nhau. Một bản sẽ được giao cho khách hàng (người yêu cầu lập vi bằng). Một bản gửi đến Sở Tư pháp hoặc Phòng Tư pháp thuộc tỉnh/thành phố nơi có chế định Thừa phát lại và một bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định.
Nếu vi bằng có sai sót về việc in ấn hoặc đánh máy thì Thừa phát lại có thể sửa lỗi này bằng văn bản có chữ ký của bản thân và đóng dấu của văn phòng.
Còn tiếp .....
Đọc tiếp tại : https://batdongsan.com.vn/trinh-tu-thu-tuc/lap-vi-bang-la-gi-ar105396