Lịch sử phong cách kiến trúc đông dương ( P1 )
- Họ và tên: dai viet seo (daivietseo1)
- Ngày đăng: 10:02, 26-08-2020
- Lượt xem: 362
- Liên hệ người bán
Lịch sử phong cách kiến trúc đông dương ( P1 )
Qua tìm hiểu của tạp chí kientrucvn.biz , kể từ năm 1887, người Pháp bắt đầu công cuộc tiến hành khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất. Đây cũng được xem là khoảng thời gian mà rất nhiều đô thị lớn trong nước ta bắt...
dai viet seo
5 star
Nội dung chi tiết
Qua tìm hiểu của tạp chí kientrucvn.biz , kể từ năm 1887, người Pháp bắt đầu công cuộc tiến hành khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất. Đây cũng được xem là khoảng thời gian mà rất nhiều đô thị lớn trong nước ta bắt đầu được mở rộng hơn và cũng được qui hoạch lại theo đúng nguyên tắc và quan niệm chuẩn về đô thị thịnh hành ở Pháp thời bấy giờ.
Những công trình kiến trúc mang tính chủ đạo được xây dựng ở thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng hay Sài Gòn đều mang trong nó tinh thần của chủ nghĩa cổ điển Pháp thuộc thế kỷ 19. Chính vì vậy mà người ta hay có nhận xét Hà Nội rất giống như một thủ đô Paris thu nhỏ. Ví dụ một số công trình tiêu biểu đi theo xu hướng này: Phủ Toàn quyền, Dinh Thống sứ, Toà án Hà Nội, Viện Radium, Nhà hát lớn (Hà Nội) … đến toà Đốc lý, Nhà hát lớn, Toà Pháp đình…(Sài Gòn).
Bản vẽ thiết kế mặt trước của đại học Đông Dương
Kể từ sau thập kỉ 20, công cuộc khai thác thuộc địa Đông Phương lần hai cũng bắt đầu và được tiến hành một cách ồ ạt hơn giai đoạn trước. Phong cách kiến trúc cổ điển Pháp cũng bị mất dần vị trí độc tôn của nó: bởi sự xâm nhập của kiến trúc hiện đại Pháp đổ vào Việt Nam, bên cạnh đó là xu hướng tìm tòi và kết hợp khai thác phong cách kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Sự hình thành phong cách kiến trúc mới, kết hợp những thành tựu công nghệ & văn hoá nước Pháp với truyền thống bản địa được xem là xu hướng tất yếu. Chính giới trí thức Pháp thuộc địa cũng nhận thấy sự áp đặt trên những giá trị văn hoá chính quốc vào đất nước có truyền thống văn hoá lâu đời thì không thể nào chấp nhận được. Ngoài ra, sau thời gian khai thác công trình mang tính thuần tuý châu Âu cũng cho thấy sự không phù hợp về cả mặt khí hậu và những tập quán trong sinh hoạt, thẩm mỹ và cảnh quan của Việt Nam.
Kể từ giữa thập kỷ 20, có một loạt những công trình kiến trúc dựa theo phong cách kết hợp cũng được khởi công xây dựng. Vị Kiến trúc sư hàng đầu trong phong cách thiết kế này – sau này chúng ta gọi là phong cách kiến trúc Đông Dương – kiến trúc sư Ernest Hébrard người Pháp cự kỳ nổi tiếng lúc đó. Ông làm việc và sinh sống nhiều năm ở Đông Dương, ông say mê nền văn hoá truyền thống bản địa, là tác giả của phương án qui hoạch thành phố Hà Nội và thành phố Đà Lạt.
Đại học Đông Dương đầu thế kỷ 20
Tác phẩm kiến trúc đầu tiên làm theo phong cách Đông Dương do kiến trúc sư Hébrard thiết kế chính là toà nhà chính của Đại học Đông Dương (năm 1923 – 1925). Toạ lạc ở vị trí rất đẹp trên đường Lý Thường Kiệt (Hà Nội xưa), phía trước công trình là một vườn hoa nhỏ, công trình này đã tạo ra điểm nhấn quan trong cho đô thị mặc dù nó có qui mô không hề lớn.
Mang thiết kế Pháp, khi sang thi công tại đất nước Việt Nam thì đã có một số thay đổi nhỏ, cho nên công trình này vẫn mang khá nhiều nét của kinh viện châu Âu. Cấu trúc về không gian đối xứng toàn bộ, mặt bằng thiết kế khá đơn giản theo đúng phong cách chính thống, điểm nhấn chủ yếu là khối sảnh và khu cầu thang trung tâm, phía hai bên chính là giảng đường, thư viện được bố trí trên 2 tầng. Tác giả đã cố gắng để đưa vào công trình này những lớp mái theo kiểu Á Đông, ngay cả lớp mái giả ở khu trung tâm, cửa sổ được che bằng các ô văng chéo được gắn ngói ta. Toà nhà trang trí rất nhiều các chi tiết kiểu con triện, kết hợp trồng rường giả gỗ.
Đây được xem là thể nghiệm bước đầu của Hébrard theo phong cách thiết kế Đông Dương. Bởi thế, có thể nói rằng tác giả cũng chưa mấy thành công khi kết hợp những bộ mái, kiến trúc truyền thống bản địa với công trình mang dấu ấn cổ điển châu Âu.
Nguồn tin tức : https://kientrucvn.biz/lich-su-phong-cach-kien-truc-dong-duong-phan-1/