Lịch sử phong cách kiến trúc đông dương P3
- Họ và tên: dai viet seo (daivietseo1)
- Ngày đăng: 10:31, 26-08-2020
- Lượt xem: 359
- Liên hệ người bán
Lịch sử phong cách kiến trúc đông dương P3
Vào năm 1930, một công trình kiến trúc theo phong cách Đông Dương tiếp tục được hoàn thành ở thủ đô Hà Nội – viện Pasteur (ngày nay là Viện vệ sinh dịch tễ), công trình do kiến trúc sư Gaston Roger nổi tiếng thiết kế. Mặt bằng công...
dai viet seo
5 star
Nội dung chi tiết
Vào năm 1930, một công trình kiến trúc theo phong cách Đông Dương tiếp tục được hoàn thành ở thủ đô Hà Nội – viện Pasteur (ngày nay là Viện vệ sinh dịch tễ), công trình do kiến trúc sư Gaston Roger nổi tiếng thiết kế. Mặt bằng công trình có hành lang bên rộng, phòng thí nghiệm, phòng làm việc thiết kế chạy dọc phía nam của hành lang.
Công trình viện Pasteur được xử lý về mặt kiến trúc cực kỳ khéo léo, nhằm tạo ra sự hài hoà giữa cảnh quan nhiệt đới. Thiết kế hệ mái dốc cùng nhiều lớp mái lớn nhỏ, mái chính phụ, cùng với các lỗ thông gió, thông hơi giống như thiết kế của Sở tài chính (ngày nay là trụ sở Bộ Ngoại giao). Tuy nhiên, phong cách thiết kế mặt chính lại thành công hơn, bởi nó còn tránh được những sự rườm rà đối với mặt đứng của Sở Tài chính, bởi vì tỷ lệ mái ngói đưa vào công trình vừa phải, ô văng dốc lợp ngói cũng được tạo thành từng băng dài. Các ô cửa sổ ở đây tương đối lớn, ít sử dụng các chi tiết trang trí, khiến cho công trình này mang dáng vẻ hiện đại hơn, thoáng đãng hơn. Đặc biệt, công trình này đã được đưa vào khối trung tâm một gác chuông nhỏ – yếu tố kiến trúc truyền thống phương Tây thế nhưng lại được xử lý rất khéo léo dưới lớp mái ngói phương Đông, tạo ra điểm nhấn vô cùng thú vị.
Một kỹ sư nổi tiếng với phong cách thiết kế kiến trúc Đông Dương là Arthur Kruze. Ông này đã thiết kế ra một loạt các công trình biệt thự ở Hà Nội thời gian cuối 1930 đầu 1940. Ví dụ như công trình nhà số 4 Lý Nam Đế.
Điểm chú ý nhất của ngôi nhà này là cách xử lý bộ mái nhà theo hình thức dân tộc. Bộ mái gồm các mái chính, mái che hiên phía trước, mái sảnh, mái che cửa sổ hướng tây. Các mái có độ vươn khá lớn, lợp ngói ống chắc chắn và vẫn được đữ bởi sự kiên cố của hệ con sơn giả gỗ đầu có hình chữ triện, phần góc mái uốn cong lên trên tạo thành đầu đao theo hình thức Việt và nó cũng được trang trí vô cùng công phu.
Có thể nói, ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế là thể nghiệm khá thành công của A. Kruze theo hướng thiết kế kết hợp hình thức Á Đông vào công trình công năng kiểu Phương Tây. Ngôi nhà này có tỷ lệ hài hoà, chi tiết trang trí cũng được sử dụng một cách có cẩn thận, kết hợp với vườn cây tạo ra công trình thiết kế mặc dù không lớn nhưng lại rất ấn tượng.
Nhìn lại những công trình kiến trúc theo phong cách Đông Dương giữa thập kỷ 20 đến 40 có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Thiết kế không gian chức năng theo sát các công năng sử dụng của công trình, đúng với quan niệm của người Pháp thời bấy giờ.
Sử dụng giải pháp tiên tiến để thoả mãn yêu cầu không gian lớn, nhiều tầng. Kết cấu bê tông cốt thép vững chãi.
Những yếu tố về khí hậu và cảnh quan được đặc biệt quan tâm thông qua việc thiết kế mái chống nóng, ô văng dốc che nắng, chống mưa, các cửa lấy sáng và gió. Diện tích cây xanh được tận dụng tối đa.
Vấn đề xử lý kiến trúc được lưu tâm một cách thoả đáng nhằm mục đích tạo ra cho công trình nhiều dáng dấp, những đường nét Á Đông, gần gũi với phong cách kiến trúc truyền thống bản địa.
Những tìm tòi và sáng tạo của các kiến trúc sư đã có nhiều đóng góp đáng trân trọng đỗi với xu hướng sáng tác “tìm về cội nguồn” . Tuy nhiên, đây là những công trình do kiến trúc Pháp dày công thiết kế, cho nên chúng ta cũng chưa thể đề cập đến bản chất nền văn hoá Việt Nam, người Việt
Nguồn tin tức : https://kientrucvn.biz/lich-su-phong-cach-kien-truc-dong-duong-phan-3/