Những điều kiêng kỵ khi lấp giếng bạn cần phải biết
- Họ và tên: dai viet seo (daivietseo1)
- Ngày đăng: 14:14, 16-09-2019
- Lượt xem: 558
- Liên hệ người bán
Những điều kiêng kỵ khi lấp giếng bạn cần phải biết
Việc sở hữu một cái giếng trong nhà có thể mang lại nguồn vượng khí cho gia đình bạn. Nhưng nếu như không xây dựng đúng cách, giếng nước có thể sẽ nhanh chóng trở thành “tai họa” cho chính bản thân gia chủ. Trong trường hợp đó,...
dai viet seo
5 star
Nội dung chi tiết
Việc sở hữu một cái giếng trong nhà có thể mang lại nguồn vượng khí cho gia đình bạn. Nhưng nếu như không xây dựng đúng cách, giếng nước có thể sẽ nhanh chóng trở thành “tai họa” cho chính bản thân gia chủ.
Trong trường hợp đó, lấp giếng là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những điều kiêng kỵ khi lấp giếng cũng như văn cúng lấp giếng sao cho bảo đảm nguồn vượng khí lớn nhất cho ngôi nhà.
Vậy, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được những điều kiêng kỵ khi lấp giếng nhé.
Trường hợp nào thì nên lấp giếng?
Theo quan điểm phong thủy học phái Bát trạch, giếng nước có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến phong thủy nhà ở. Giếng nước trong ngôi nhà có tác dụng trong việc cân bằng sự âm dương, từ đó tạo sự hài hòa cho gia đình bạn.
Về nguyên lý cơ bản, giếng nước là phần cực âm của ngôi nhà, vì thế nếu như bạn quá nóng vội lấp giếng mà không tìm hiểu kỹ, rất có thể ngôi nhà của bạn sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng âm dương, dẫn đến tình trạng rối loạn trường khí trong ngôi nhà.
Giếng nước có vai trò quan trọng trong phong thủy
Chính vì hậu quả của việc mất cân bằng trường khí, mà thông thường sẽ không nhiều người chọn cách lấp giếng. Một trong những hậu quả dễ thấy nhất tác động trực tiếp đến cả gia đình sau khi lấp giếng là ảnh hưởng đến kinh tế hoặc biến động trong cuộc sống thường ngày.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc lấp giếng là cần thiết, lúc ấy gia chủ cần phải nghiên cứu và phân tích cái giếng để có thể lấp giếng một cách chuẩn phong thủy mà có thể giảm thiểu sự biến động nguồn khí trong ngôi nhà một cách tối đa. Những trường hợp cần phải lấp giếng thường thấy nhất như:
-
Giếng vẫn có thể sử dụng nhưng gia chủ không có nhu cầu tiếp tục sử dụng và không có kế hoạch sử dụng giếng cho các mục đích khác.
-
Giếng bị hư, hỏng không thể khắc phục được.
-
Giếng không thể sử dụng, khai thác do yếu tố môi trường tác động: chất lượng nước không đáp ứng được yêu cầu sử dụng của gia chủ, nước bị ô nhiễm, bị phèn chua, nhiễm nước mặn,...
-
Giếng nước nằm trong phạm vi bị thu hồi đất hoặc giải phóng mặt bằng mà tổ chức, cá nhân nhận bàn giao mặt bằng không sử dụng, thì trong thời gian tối đa 10 ngày, cá nhân và tổ chức chịu trách nhiệm bàn giao mặt bằng phải tiến hành trám lấp giếng theo quy định.
-
Giếng nước bị vi phạm pháp luật về việc sử dụng tài nguyên nước và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu phải thực hiện thủ tục trám lấp giếng, thì trong thời gian tối đa 10 ngày (kể từ thời điểm có quyết định xử lý vi phạm hành chính), cá nhân phải lấp giếng.
Trình tự thủ tục trám lấp giếng như thế nào?
Gia chủ nên nhờ tới sự giúp đỡ của các đơn vị thi công trám lấp giếng để có thể đảm bảo sự an toàn cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.
Trình tự thủ tục trám lấp giếng như thế nào?
Trình tự thủ tục trám lấp giếng có sự thay đổi tùy thuộc vào tính chất phong thủy của giếng nước. Để có thể đảm bảo được yếu tố phong thủy một cách tốt nhất, gia chủ cần thực hiện như sau:
*Đối với giếng nước bình thường, gia chủ không muốn sử dụng nữa
Đối với những giếng nước bình thường mà gia chủ không còn nhu cầu sử dụng nữa, gia chủ cần chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành lấp giếng. Gia chủ nên chọn ngày có trực trừ, trục hết những viên bi ở trong giếng lên. Trong trường hợp không thể trục hết bi lên, thì ít nhất cũng phải lấy được tấm rế lên.
Sử dụng dây lồ ô hoặc dây tre rỗng ruột to bằng cổ tay người lớn, chẻ đôi ra, sau đó bọc dây thép lại bên ngoài như khi chưa chẻ đôi. Cắm cây lồ ô hoặc cây tre vào lòng giếng, ngọn khuất được đặt dưới mặt đất, thường cách khoảng 1 mét.
Tiếp tục bỏ vào lòng cây 100 cây kim khâu và dây kim tuyến 6 màu (nếu có thể sử dụng chỉ ngũ sắc thì càng tốt). Đồng thời có thể bỏ thêm những đồ vật cũ, không sử dụng nữa bằng kim loại như đinh, sắt, vụn,...(trong phong thủy học, đây là phương pháp “thu nhỏ” giếng lại khi áp dụng ngũ hành tương sinh - kim sinh thủy).
Nên chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành trám lấp giếng
Khoảng 5 -7 năm sau cây luông sẽ tự hủy, long mạch của mặt đất cũng di chuyển một cách tự nhiên, không gây ra sự biến động, ảnh hưởng xấu đến bản thân gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Trong trường hợp gia chủ xây nhà trên giếng cũ, thì mặt dưới của nền nhà, ngay tại vị trí có giếng gia chủ nên sử dụng thêm một ống nhựa nối thông với đầu cây trên luồng và âm ở dưới đất, sau đó dẫn thông ra bên ngoài thông khí với trời, tránh tình trạng bị đè ép, sản sinh ra nguồn năng lượng xấu.
Trình tự thủ tục trám giếng như trên là đảm bảo yếu tố phong thuỷ nhất, tuy nhiên lại khá phức tạp và tốn thời gian. Có một cách đơn giản hơn là gia chủ có thể lấy một lọ nhỏ, cho chỉ ngũ sắc vào rồi đóng kín lại, thả lọ này vào giếng cũ rồi tiến hành lấp đất, trám giếng như bình thường.
Mặc dù ở một số khu vực, nhiều người sử dụng ống luồng bằng nhựa thay cho tre hoặc lồ ô. Nếu sử dụng luồng nhựa, gia chủ nên chọn loại ống có đường kính khoảng 3cm, sau đó xiên thủng nhiều lỗ trên ống luồng dọc theo chiều dài của ống. Sau đó cắm ống xuống giếng và lấp giếng bình thường. Lưu ý vẫn chừa đầu ống lên bên ngoài và cài nan để tránh trường hợp gạch đá hoặc các dị vật khác thường rơi vào khiến cho ống bị tắc.
Mỗi ngày quét nhà, chủ nhà có thể đổ vào một ít cát (khoảng 1 thìa nhỏ), từ từ đến khi đầy ống là được. Nên nhớ cần cẩn thận không để gạch, đá, sỏi rơi vào gây tắc ống luồng.
Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy cho rằng việc sử dụng ống luồng bằng lồ ô, tre nứa sẽ phù hợp hơn, chưa kể còn bảo vệ môi trường, sau này ống tự tiêu hủy mà gia chủ không phải tốn thời gian đào lên lại nữa.
*Đối với giếng hoang, đã lâu không còn sử dụng nữa
Trong quan niệm của dân gian, giếng hoang thường là nơi cư trú của các vong hồn, ma quỷ không siêu thoát được, vương vấn ở trần gian. Vì vậy khi bạn muốn lấp giếng hoang, cần phải để ý, cẩn thận nếu không sẽ bị người âm “quật” lại, ảnh hưởng xấu đến chính bản thân mình.
Trình tự thủ tục trám lấp giếng hoang như sau:
Tương tự như khi lấp giếng thường, nên chọn lấp giếng vào ngày trực trừ. Đồng thời trước khi lấp giếng nên làm lễ cúng thần giếng, tạ ơn Thủy Long Thần vì đã khơi mạch của Thủy Long, giúp cho quá trình sinh hoạt thường ngày của gia đình tại đây được diễn ra. Sau đó niệm rõ vì lý do gì mà bạn phải lấp giếng, và phải xin phép Thủy Long Thần chứng kiến và cho phép gia đình bạn san lấp lại miệng giếng (hoàn long mạch).
Để thực hiện lễ cúng thần giếng một cách thành tâm nhất, gia chủ nên chuẩn bị mâm lễ vật lễ cúng lấp giếng. Tuy nhiên, mâm lễ cúng lấp giếng không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp, gia chủ chỉ cần chuẩn bị một mâm trái cây (nên chọn những trái cây tươi sáng, nhiều màu…), hoa tươi, một cặp nến đỏ, rượu, trà và một con cá chép sống là được. Sau khi cúng xong thì phóng sinh cá chép ra ao, hồ, sông,...
Vào trước ngày lấp giếng, bạn cần phải chuẩn bị sẵn 3 cục đất sét (thường to bằng nắm tay là được), đem đi phơi nắng tỏng đủ 21 ngày (hấp thụ được nguồn dương khí của mặt trời, từ đó có khả năng lấn áp khí âm cực đại trong giếng hoang).
Cắt tiết 3 con gà ác, lấy tiết gà thoa lên 3 hòn đất sét. Còn con gà (vẫn còn đầy đủ lông, xương cũng như các bộ phận trên cơ thể) đem đốt thành tro, hòa với nước mưa (là nguồn nước của trời, trong lành và tinh khiết nhất) và đổ xuống giếng hoang. Sau đó mới tiếp tục ném từng viên đất sét xuống.
Còn tiếp ....