Nơi cư trú là gì? điều kiện và thủ tục đăng ký nơi cư trú [2022]
- Họ và tên: dai viet seo (daivietseo1)
- Ngày đăng: 13:48, 28-11-2022
- Lượt xem: 471
- Liên hệ người bán
Nơi cư trú là gì? điều kiện và thủ tục đăng ký nơi cư trú [2022]
1. Nơi Cư Trú Là Gì?Khái niệm về nơi cư trú được coi là khá ngắn gọn nhưng không ít người vẫn nhầm lẫn với các nhóm khái niệm tương đương. Vậy các lưu ý liên quan đến nơi cư trú là gì.Khái Niệm ChungĐể nắm được nơi cư trú...
dai viet seo
5 star
Nội dung chi tiết
1. Nơi Cư Trú Là Gì?
Khái niệm về nơi cư trú được coi là khá ngắn gọn nhưng không ít người vẫn nhầm lẫn với các nhóm khái niệm tương đương. Vậy các lưu ý liên quan đến nơi cư trú là gì.
Khái Niệm Chung
Để nắm được nơi cư trú là gì thì chúng ta căn cứ vào Điều 12 Luật Cư trú năm 2006, đã sửa đổi năm 2013. Điều luật này quy định rõ:
Nơi cư trú được coi là hợp pháp đối với công dân Việt Nam và công dân nước ngoài định cư tại Việt Nam là chỗ ở mà công dân đó sinh sống thường xuyên. Tại nơi cư trú, công dân có quyền và nghĩa vụ đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Sau khi đã đăng ký thì địa chỉ này sẽ chính thức là địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của bạn.
Xin lưu ý rằng “chỗ ở” được công nhận là nơi cư trú cũng phải đạt được các tiêu chuẩn do Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề ra. Theo đó, chỗ ở này có thể bao gồm các dạng sau:
Nhà ở.
Các phương tiện đảm bảo được mục đích và phục vụ đầy đủ điều kiện sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình như tàu, thuyền,...
Các mô hình nhà khác phục vụ được nhu cầu sinh sống của cá nhân, hộ gia đình.
Bạn cần có chỗ ở hợp pháp để làm căn cứ xác định nơi cư trú
Nhìn chung, các mô hình chỗ ở trên đây đều đáp ứng được điều kiện cơ bản cho công dân cư trú lâu dài nên có thể được Pháp luật công nhận là nơi cư trú. Vậy các mô hình chỗ ở không được công nhận thành nơi cư trú là gì? Theo Khoản 4, Điều 5, Nghị định 31/2014/NĐ-CP thì các mô hình không được Pháp luật công nhận bao gồm:
Các chỗ ở thuộc mốc địa giới của các khu vực cấm xây dựng nhà ở do địa phương quy hoạch, bao gồm của các di tích lịch sử và văn hóa đã được Nhà nước công nhận.
Chỗ ở là đất lấn chiếm trái với quy định Nhà nước đề ra.
Chỗ ở đang có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc sử dụng chưa được giải quyết.
Chỗ ở đang bị Cục thi hành án tịch thu hoặc kê biên theo quyết định của Tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền.
Chỗ ở thuộc khu vực đã có quyết định phá dỡ hoặc giải phóng mặt bằng chính thức của Ủy ban Nhân dân sở tại.
Các khu vực hoặc chỗ ở dùng để đăng ký làm nơi cư trú của công dân có thể thuộc sở hữu của cá nhân, công dân đó hoặc do công dân đó đi thuê, mượn, ở nhà tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân khác.
Trong trường hợp chỗ ở công dân đăng ký làm nơi cư trú thuộc các thành phố đặc biệt (trực thuộc Trung ương) thì theo điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, nơi đó phải đạt diện tích trung bình do Hội đồng Nhân dân sở tại đề ra. Ví dụ như các nhà ở cho thuê, cho ở nhờ, cho mượn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đảm bảo nhỏ nhất là 5m2 diện tích sàn/1 người thành niên.
Khái Niệm Nơi Cư Trú Có Sử Dụng Quốc Tế Không Và Nơi Cư Trú Tiếng Anh Là Gì?
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quản lý cư trú của các công dân đang sinh sống, học tập và làm việc trong phạm vi lãnh thổ của mình. Họ thường sẽ quản lý bằng một hoặc cả hai phương án sau:
Quản lý cư trú bằng dạng Sổ hộ khẩu và tương đương nhằm kiểm soát nhân khẩu. Thường thì trường hợp này chủ yếu kiểm soát theo các đơn vị hành chính pháp lý như hộ gia đình.
Quản lý cư trú bằng giấy tờ đăng ký tại địa phương nhằm kiểm soát nơi ở.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thì dần dần các quốc gia phát triển đang chuyển sang quản lý cư trú bằng dữ liệu số hóa như Mỹ hoặc Australia.
Vậy nơi cư trú tiếng Anh là gì? Thông thường, từ dùng để chỉ “nơi cư trú” trong các văn bản, biểu mẫu chính thức do nước ta phát hành là “Residence”. Trong đó, nơi tạm trú được gọi là “Temporary Residence” và nơi thường trú là “Permanent Residence”.
Quy Định Cụ Thể Về Cách Xác Định Nơi Cư Trú Là Gì?
Hiện nay, theo Luật Cư trú thì các trường hợp gây tranh cãi khi xác định nơi cư trú sẽ được giải quyết như sau:
- Đối với các đối tượng là trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi thì nơi cư trú hợp pháp sẽ được tính mặc định là nơi cư trú của bố mẹ. Trong trường hợp bố mẹ đã ly dị, ly thân theo quyết định của Tòa án và hai người có nơi cư trú khác nhau thì trẻ sẽ được tính nơi cư trú theo bố hoặc mẹ nhưng phải thường xuyên chung sống với trẻ. Nếu trẻ đã trên 15 tuổi thì có quyền tách nơi cư trú ra khỏi nơi cư trú chung với bố mẹ nếu bố mẹ đồng ý.
- Đối với các đối tượng là người đang được giám hộ theo Pháp luật thì nơi cư trú là gì? Nơi cư trú của họ sẽ là nơi cư trú của người thực hiện giám hộ. Trong trường hợp người được giám hộ muốn tách riêng nơi cư trú thì phải đợi đến năm 15 tuổi và nhận được sự đồng thuận hợp pháp của người giám hộ.
Người được giám hộ trên 15 tuổi có thể tự đến cơ quan chức năng để thay đổi nơi cư trú
- Đối với các đối tượng là vợ hoặc chồng thì nơi cư trú sẽ là nơi họ thường xuyên chung sống. Trong một số trường hợp đặc biệt thì mỗi người có thể có nơi cư trú khác nhau nếu đã thỏa thuận thành công.
- Đối với các đối tượng là quân nhân, là cán bộ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc đang phục vụ trong lực lượng công an, quân đội thì nơi cư trú chính là địa điểm đóng quân. Riêng đối với sĩ quan, quân nhân đã được xét chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng có thể không phải đơn vị đóng quân nếu họ đã có Hộ khẩu thường trú hợp pháp.
- Đối với các đối tượng đang hành nghề lưu động thì Pháp luật xét nơi cư trú là gì? Nhóm đối tượng này vẫn được xét nơi cư trú là nơi có Hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, nếu họ không có Hộ khẩu thì nơi cư trú sẽ được tính theo địa điểm họ đăng ký phương tiện hành nghề như tàu, thuyền,...
2. Sự Khác Nhau Giữa Lưu Trú, Thường Trú, Tạm Trú Và Nơi Cư Trú Là Gì?
Có thể nói đây đang là 4 khái niệm bị nhầm lẫn nhiều nhất hiện nay. Có không ít người gặp nhiều lúng túng khi phải khai báo các thông tin cá nhân, phân chia rạch ròi từng nơi sinh sống như trên. Vậy cách phân biệt chúng là gì? Các bạn có thể theo dõi phần tiếp theo để nắm được sự khác biệt cơ bản giữa chúng.
Tất cả các thông tin chúng tôi nêu ra trong phần này đểu dựa vào hướng dẫn phân biệt các khái niệm trên ban hành theo Nghị định 31/2014/NĐ-CP.
Sự Khác Nhau Giữa Nơi Lưu Trú Và Nơi Cư Trú Là Gì?
Hai khái niệm lưu trú và cư trú là hai khái niệm tương đương, ngang hàng chứ không bao hàm nhau như trường hợp cư trú gồm tạm trú và thường trú.
Lưu trú là hoạt động công dân ở lại một địa điểm trong một thời gian nhất định nhưng không thuộc trường hợp yêu cầu đăng ký tạm trú. Nếu bạn đến lưu trú tại một địa chỉ mới thì cần đến Công an xã, phường hoặc tương đương để thực hiện khai báo lưu trú. Việc khai báo này sẽ được ghi nhận trong Sổ lưu trú tại địa phương.
Việc khai báo lưu trú tương đối khác so với cư trú. Vậy sự khác biệt giữa khai báo nơi lưu trú và nơi cư trú là gì? Câu trả lời là ở thời gian khai báo. Theo đúng Pháp luật thì bạn cần thực hiện khai báo trước 23 giờ hàng ngày. Nếu thực hiện thực hiện lưu trú sau 23 giờ và không kịp khai báo thì cần thực hiện ngay vào đầu giờ hành chính ngày làm việc gần nhất.
Riêng đối với trường hợp các đối tượng lưu trú là người trong gia đình như ông bà, cha mẹ, vợ/chồng, anh chị em ruột,... và thường xuyên đến lưu trú thì chỉ cần đăng ký một lần là đủ.
Nơi Tạm Trú Và Thường Trú Đều Là Nơi Cư Trú Của Công Dân
Pháp luật đã quy định rõ việc các công dân có thể đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại nơi cư trú của mình. Do đó, khái niệm nơi cư trú sẽ bao hàm cả hai khái niệm nhỏ là nơi tạm trú và nơi cư trú.
Vậy nơi thường trú và nơi tạm trú là gì? Có sự khác biệt giữa hai khái niệm này hay không? Sự khác biệt giữa thường trú và tạm trú là gì?
Căn cứ theo Điều 5, Luật Cư trú thì cả hai khái niệm nơi thường trú và tạm trú đều mang đầy đủ các tính chất của nơi cư trú hợp pháp. Cụ thể, nơi thường trú là địa điểm công dân sinh sống ổn định, không có thời hạn và đã đăng ký thường trú thành công. Nơi tạm trú là địa điểm công dân sinh sống hợp mà không phải nơi đã đăng ký thường trú hay tạm trú trước đây.
Dưới đây là mẫu đơn xin đăng ký tạm trú mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
ĐƠN XIN ĐĂNG KÍ TẠM TRÚ
Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn……
Tôi tên là: ……
Ngày sinh:……
Số CMND: …… Cấp tại:…. Ngày:…
Địa chỉ thường trú:…..
Nay tôi làm đơn này kính xin Ban Công an xã/ phường/ thị trấn cho tôi được đăng kí tạm trú tại …..........
từ ngày………….. tháng ……….. năm ………. đến ngày……… tháng……….. năm……………
Lý do:…….
Trong thời gian ở địa phương tôi xin hứa thực hiện tốt các nội quy, quy định về an ninh trật tự của địa phương. Nếu tôi vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Công an xã/ phường/ thị trấn
……. ,ngày…… tháng …… năm…….
Người làm đơn
Liệu có tồn tại sự khác biệt nào giữa nơi cư trú và hai khái niệm trên hay không và sự khác biệt giữa chúng và nơi cư trú là gì? Câu trả lời là hoàn toàn không có sự khác biệt. Hai khái niệm nói trên chỉ là hai nhóm nhỏ hơn trong nơi cư trú, chúng có các tiêu chỉ phân chia rõ ràng hơn chứ không đi ngược lại với tính chất của nơi cư trú.
3. Địa Chỉ Nơi Cư Trú Là Gì?
Địa chỉ cư trú là một khái niệm xuất hiện tương đối nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Đây được coi là phương thức liên lạc chính thống của mỗi công dân, ai cũng sẽ có một địa chỉ cư trú của riêng mình. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem địa chỉ nơi cư trú là gì và quyền hạn, nghĩa vụ của công dân đi kèm với địa chỉ này nhé!
Khái Niệm Địa Chỉ Cư Trú
Đây là một khái niệm tương đối rộng và phức tạp. Tuy nhiên, dưới góc nhìn pháp lý thì khái niệm này dùng để chỉ các thông tin bao gồm số nhà, phường (xã), quận/huyện/thành phố, tỉnh, quốc gia mà một cá nhân cư trú thường xuyên. Đây sẽ là căn cứ rõ ràng, chính xác nhất thể hiện nơi một người đang sinh sống, học tập hoặc làm việc.
Các Quyền Đi Kèm Với Địa Chỉ Nơi Cư Trú Là Gì?
Các công dân hợp pháp tại nước ta sẽ có các quyền sau đây đối với địa chỉ cư trú của mình:
- Bạn có thể tự chọn, quyết định và đăng ký địa chỉ nơi bản thân thường trú, tạm trú sao cho phù hợp với mong muốn cá nhân và Luật Cư trú ban hành. Bạn cũng có quyền đăng ký địa chỉ cư trú cho con cái chưa đủ 18 tuổi và được nuôi dưỡng dưới tên mình. Ngoài ra, khi có sự ủy thác của người thân, bạn vẫn có thể đăng ký địa chỉ cư trú cho người thân đến sống cùng địa chỉ với mình.
- Khi đã biết chính xác địa chỉ nơi cư trú là gì thì bạn có quyền xin cấp lại các giấy tờ chứng minh nhân thân sao cho khớp với địa chỉ chính thống. Các giấy tờ có thể bao gồm Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, tạm vắng,...
- Bạn có quyền tìm hiểu và được giải đáp các thông tin có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bản thân tại nơi cư trú.
- Bạn đồng thời có quyền trình báo và yêu cầu các đơn vị chức năng, cơ quan nhà nước sở tại có thẩm quyền bảo vệ sự an toàn cá nhân cùng các tài sản đi kèm tại địa chỉ mình cư trú.
- Ngay khi bạn phát hiện và xác định rõ được các hoạt động có khả năng đe dọa đến sự địa chỉ nơi cư trú là gì thì có quyền khởi tố, khiếu nại, kiện tụng để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
CÒN TIẾP ....
Đọc tiếp tại : https://batdongsan.com.vn/trinh-tu-thu-tuc/noi-cu-tru-la-gi-ar104900