Tư vấn việc xây nhà phù hợp cho từng vùng miền
- Họ và tên: ngohuynh (ngohuynh)
- Ngày đăng: 11:30, 07-11-2016
- Lượt xem: 812
- Liên hệ người bán
Nội dung chi tiết
Công ty xây dựng Ngô Huỳnh chào bạn!
Đất nước Việt Nam có nhiều sắc tộc, tôn giáo và chia ra làm những vùng miền khác nhau dựa theo vị trí địa lý nơi sinh sống. Mỗi vùng miền sinh sống lại có những đặc trưng khác nhau về địa hình nơi ở cũng như thời tiết quanh năm. Vì vậy mà việc xây nhà phù hợp cho từng vùng miền là việc cần đáng được lưu tâm đến.
Đối với nhà ở cho vùng đồng bằng Bắc bộ, kiến trúc sư khuyến cáo cần lưu ý đến điều kiện khí hậu, tập quán sinh hoạt quây quần nhiều thế hệ trong gia đình. Vật liệu xây dựng truyền thống như gỗ, gạch ngói đất sét nung nên hạn chế sử dụng vì lý do bảo vệ môi trường, nên tăng việc sử dụng vật liệu không nung, vật liệu thay thế gỗ tự nhiên.
Còn vùng đồng bằng Trung bộ khi xây nhà cần chú ý xoay hướng nhà hợp lý để có khả năng chống chọi với gió Lào khô nóng cũng như chú ý phòng chống lụt bão do hệ thống sông ngòi ở khu vực này có dòng chảy siết với sự đổ bộ thường xuyên của các cơn bão. Do đó, nhà cần đóng kín được khi có bão để chống gió lùa vào gây tốc mái; nếu làm mái lợp dốc thì chuẩn bị sẵn các thiết bị để chằng mái chống gió bão cuốn đi. Có thể làm một số neo chắc chắn để luồn cáp chằng mái nhà lại mỗi khi sắp có bão lớn. Mặt khác, vì số giờ nắng của vùng Trung bộ nhìn chung là cao, cần tận dụng năng lượng mặt trời cho đun nước để tiết kiệm điện.
Khi xây nhà ở vùng đồng bằng Nam bộ thì cần lưu ý đến việc thiết kế hợp lý các công trình vệ sinh như bể phốt (hầm cầu), hầm bio – gas để tránh xả phân, rác xuống kênh rạch. Khu vực có lũ lụt có thể nghiên cứu làm nhà sàn cao hơn đỉnh lũ, bể phốt và hầm bio-gas nghiên cứu đưa lên cao không xây dựng dưới lòng đất phòng rò rỉ gây ô nhiễm mùa lũ (cân nhắc loại bể composit lắp sẵn).
Bộ phận dân cư sống ở ven biển Bắc bộ và Bắc Trung bộ vốn thường phải chống chịu những cơn bão vì thế nhà nên xây thấp, mái 2 dốc bịt kín đầu hồi để tránh tốc gió. Đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng cần tiếp tục theo dõi các diễn biến, kinh nghiệm về ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao của các nước khác để học tập, áp dụng có chọn lọc.
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt với đặc điểm là nước ngập kéo dài nhiều ngày. Tuy đã có các giải pháp khá tốt về đê bao cho khu dân cư tập trung vượt lũ, nhưng còn khó khăn do tập quán sống rải rác của người dân. Do đó, các kiến trúc sư đề nghị 2 ý tưởng: một là làm nhà trên phao – song cách này khá tốn kém, công nghệ chưa phổ biến; hai là làm nhà sàn trên cọc.
Tại miền núi trung du Bắc bộ có khá nhiều các dân tộc ít người sống trên các triền núi dốc, người Kinh và một số dân tộc làm lúa nước như Thái thì sống ở các thung lũng tương đối bằng phẳng. Nơi đây thường xuyên xảy ra lũ lụt, lũ quét, lũ ống phá hủy nhà cửa, tài sản; nước sạch cũng là một thách thức. Vì thế, các kiến trúc sư khuyến cáo người dân tiếp tục xây dựng nhà sàn với các thiết kế, vật liệu hiện đại hơn. Đối với khu vực triền dốc, cần bố trí chỗ ngủ, bếp và bể nước ở phần cao còn chuồng trại, bể phốt, hầm bio-gas … ở dưới thấp.
Làng xóm cần thỏa thuận cùng xây dựng trên một vành đồi, núi có cùng cao độ để tránh nhà nọ làm ô nhiễm nhà kia. Các công trình công cộng của làng xóm cũng theo đó mà bố trí cho hợp lý theo nguyên tắc cái nào không gây ô nhiễm, gây bẩn thì để trên phần đất cao và ngược lại. Bên cạnh đó, nhà nên làm tường, mái sàn bằng các vật liệu gạch, ngói, bê tông để đảm bảo vững chãi, cách nhiệt tốt, hạn chế nhu cầu sưởi ấm bằng đốt gỗ, củi nhằm hạn chế phá rừng. Chú ý làm hầm bio – gas để xử lý phân, rác và tạo thêm chất đốt.
Đối với nhà ở miền núi – trung du Trung bộ, ngoài những lưu ý chung với khu vực miền núi trung du, vùng này cần lưu ý chống nóng về mùa hè, chống gió Lào bằng cách xây kín, tránh mở cửa về phía Tây Nam, tường nhà xây dày để cách nhiệt, giữ độ ẩm cần thiết để hạn chế ảnh hưởng của gió Lào.
Hy vọng, nguyện vọng lấp đầy khoảng trống do “thiếu một kế hoạch vốn và thiết kế – thi công phù hợp trong bộ phận dân cư ở các đô thị vừa và nhỏ” của những người thực hiện Sổ tay này sẽ được hiện thực hóa.